Chỉ số KPI – Xây dựng, áp dụng chỉ số KPI trong doanh nghiệp, tổ chức

By   admin    06/01/2020

Chỉ số KPI được xem như một công cụ hữu hiệu cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Vậy KPI là gì? Vì sao KPI được tổ chức rộng rãi ở các tổ chức doanh nghiệp?

Chỉ số KPI được xem như một công cụ hữu hiệu giúp nhà quản trị đánh giá hiệu quả hoạt động phục vụ cho việc ra quyết định và xây dựng chiến lược phù hợp cho tổ chức doanh nghiệp. Vậy KPI là gì? Vì sao KPI được tổ chức rộng rãi ở các tổ chức doanh nghiệp? Cùng vieclamtaichinh68.com tham khảo ngay bài viết sau nhé!

1. Chỉ số KPI là gì?

Để thực hiện chiến lược, các tổ chức và doanh nghiệp sẽ phải xác định rõ các mục tiêu cần đạt được, đồng thời áp dụng phương pháp để theo dõi xu hướng cũng như khả năng đạt được mục tiêu. KPI là một công cụ hữu ích giúp các nhà quản trị giám sát được mục tiêu của các doanh nghiệp.

Chỉ số KPI có nghĩa là chỉ số đánh giá hoạt động chính. Đây là một trong những công cụ quản trị hữu hiệu dùng để đo lường, phân tích, đánh giá khả năng đạt được mục tiêu của mọi hoạt động tổ chức. Việc áp dụng KPI trong doanh nghiệp chính là quá trình cụ thể hóa mục tiêu chiến lược trong mọi hoạt động tổ chức. Theo dõi sự biến đổi các chỉ số này để đánh giá được sự thành công của quá trình thực hiện mục tiêu chiến lược.

Chỉ số KPI

Ví dụ: Khi tổ chức đặt ra mục tiêu trở thành doanh nghiệp có hiệu suất lợi nhuận cao nhất trong ngành, các chỉ số KPI sẽ xoay quanh lợi nhuận và các chỉ số tài chính, lợi nhuận trước thuế và vốn hoặc tài sản cổ đông là những chỉ số chính.

Như vậy KPI là những chỉ số đo lường nhằm cung cấp cho lãnh đạo, tổ chức và các bên liên quan như cổ đông, nhà đầu tư, những thông tin quan trọng nhất về kết quả hoạt động của tổ chức để đánh giá mức độ thành công tổng thể hoặc một hoạt động cụ thể nào đó của tổ chức.

KPI có thể áp dụng đối với mọi tổ chức doanh nghiệp, tùy thuộc vào hoạt động quy mô, lĩnh vực hoạt động mà các chỉ số đánh giá KPI được xây dựng khác nhau. Ngoài ra, các chỉ số KPI còn được xây dựng tùy thuộc vào nhu cầu thông tin của nhà quản trị. Ví dụ: KPI có thể về tỉ lệ lỗi sản phẩm, tỉ lệ khách hàng chưa được đáp ứng nhu cầu, phần trăm doanh thu mỗi năm...

Tham khảo thêm: Cách chơi Cashflow

2. Lợi ích khi áp dụng chỉ số KPI vào các tổ chức, doanh nghiệp

KPI có tác động trực tiếp đến các hoạt động quản trị, ra quyết định trong tổ chức. KPI giúp các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đặt ra qua việc xây dựng cụ thể các hoạt động tổ chức, thậm chí là hiệu quả từng cá nhân làm việc trong công ty

Các nhà quản lý ở các cấp trong tổ chức có thể theo dõi các chỉ số hiệu quả trọng yếu để đánh giá các nhóm có đạt được mục tiêu kinh doanh và hiệu quả mục tiêu tăng lên hay giảm sút. KPI còn thể dùng để theo dõi hiệu quả làm việc giữa các cấp khác nhau trong công ty hoặc với các công ty cạnh tranh khác đang diễn ra như thế nào.

Đặc biệt, mỗi bộ phận có thể áp dụng chỉ số KPI để đạt được mục tiêu làm việc trong công ty. Các dữ liệu về hiệu quả làm việc ở mỗi nhóm sẽ được đánh giá bởi chỉ số KPI để từ đó sẽ đáp ứng được với tiến độ và mục tiêu công việc ở trong công ty.

3. Xây dựng và áp dụng chỉ số KPI

Mang nhiều lợi ích với doanh nghiệp nhưng việc áp dụng KPI không phải là điều có thể làm được một sớm một chiều. Muốn áp dụng thành công KPI, mỗi doanh nghiệp cần có sự thay đổi tư duy từ người quản lý đến người lao động và việc xây dựng, áp dụng chỉ số KPI như sau:

Cách xây dựng, cách áp dụng chỉ số KPI

- Cam kết Ban quản trị cấp cao, thành lập nhóm dự án thực thi KPI có tính thuyết phục, xây dựng quy trình chuyển suy nghĩ thành hành động, xây dựng chiến lược phát triển KPI toàn diện và giới thiệu hệ thống đến toàn thể nhân viên.

- Xác định yếu tố thành công then chốt của tổ chức, lưu các chỉ số hiệu quả trong cơ sở dữ liệu, lựa chọn chỉ số hiệu quả ở cấp nhóm, xây dựng khung báo cáo cho tất cả các cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng KPI và điều chỉnh các KPI sao cho phù hợp với tổ chức.

Tham khảo thêm: Vai trò và các bước xây dựng kế hoạch kinh doanh

Là một nhà quản trị, bạn hãy tiếp cận các công cụ quản lý như chỉ số KPI để phát triển và trở thành một doanh nghiệp thông minh mang lại nhiều thành công vượt bậc bởi đây là một xu hướng phát triển nhanh nhất trong thời đại hiện nay.

>> Xem thêm: 

5/5 (2 bình chọn)