Hướng dẫn chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch đơn giản cho người mới

By   admin    15/11/2022

Đối với mỗi người khi thực hiện kê khai hồ sơ xin việc hay các hồ sơ khác liên quan đến cá nhân thì sơ yếu lý lịch luôn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Chính vì thế mà việc chứng thực sơ yếu lý lịch sẽ là điều kiện cơ bản để chứng minh những thông tin mà người kê khai đã làm là đúng. Vậy thực chất chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch là gì và thủ tục để làm công tác này ra sao. Cùng tìm hiểu thông tin cho tiết ngay bên dưới đây nhé.

1. Hiểu như thế nào về chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch

1.1. Khái niệm 

Sơ yếu lý lịch là bản hồ sơ gắn liền với mỗi cá nhân trong nhiều trường hợp, do đó mà việc tìm hiểu về xác thực chữ ký lý lịch là điều rất cần thiết. Vậy bạn đã hiểu gì về điều này hay chưa? 

Chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch là gì?
Chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch là gì?

Theo quy định của Nhà nước tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về chứng thực chữ ký được ghi rõ rằng: Chứng thực chữ ký là việc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo nội dung của Nghị định này thực hiện việc chứng thực chữ ký trong các loại giấy tờ, các văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực. 

Do đó có thể khẳng định rằng việc chứng thực chữ ký chính là chứng thực những thông tin đã được nêu đầy đủ và chính xác trong bản hồ sơ lý lịch. 

1.2. Các trường hợp xin xác thực chữ ký sơ yếu lý lịch 

Xin chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch được quy định cho các đối tượng như sau: 

Trường hợp được xin xác thực chứng nhận chữ ký
Trường hợp được xin xác thực chứng nhận chữ ký 

- Đối tượng là học sinh, sinh viên: đây là nhóm đối tượng được đưa ra những yêu cầu về chấp hành nghiêm túc các quy định của Pháp luật do đó mà khi các đối tượng này xin chứng thực chữ ký tại các cơ quan Ủy ban thì đều phải ghi rõ ràng nội dung chấp hành pháp luật của đối tượng này. 

- Trường hợp là đối tượng kinh doanh: Ủy ban nhận giấy tờ là sơ yếu lý lịch của đối tượng kê khai nhằm mục đích kinh doanh thì người chứng thực có quyền được ghi nhận xét vào trong bản sơ yếu lý lịch/lịch. 

- Với mẫu sơ yếu lý lịch thông thường dùng để xin việc hoặc với các mục đích khác với ở trên thì đều thực hiện việc chứng thực theo những yêu cầu thông thường và và người chứng thực sẽ không được phép ghi bất cứ nội dung gì vào trong hồ sơ lý lịch bởi các nội dung đều không theo một chuyên ngành nhất định. Trường hợp này chỉ cần chứng thực chữ ký là đủ. 

1.3. Chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch có quan trọng và cần thiết không? 

Trên thực tế, việc chứng thực sơ yếu lý lịch không hề được đưa ra bằng luật pháp cụ thể do đó mà mỗi địa phương, Ủy ban sẽ có những cách xác thực khác nhau, có nơi thì sẽ thực hiện chứng thực chữ ký, có nơi thì sẽ chỉ đóng dấu xác nhận. 

Chứng thưc chữ ký có quan trọng không?
Chứng thưc chữ ký có quan trọng không?

Thậm chí có những nơi còn đi quá giới hạn và làm những điều vượt quá giới hạn của thẩm quyền cho phép chứng thực cả những nội dung sơ yếu lý lịch khi chưa thực sự đủ yêu cầu. 

Việc làm như vậy sẽ gây ra khá nhiều rắc rối đến quyền và lợi ích hợp hợp pháp của công dân- người trực tiếp chứng thực hồ sơ. Vậy nên để tránh những điều sai sót xảy ra trong việc chứng thực thì Nhà nước đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể về xác thực và chứng thực sơ yếu lý lịch tại Công văn số 1520 tại Cục hộ Tịch, quốc tịch. 

2. Thực hiện việc chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch ở đâu? 

Người yêu cầu chứng thực sẽ đến các cơ quan UBND phường, xã hoặc Phòng tư pháp thuộc bất kỳ một cấp huyện nào để thực hiện việc chứng thực hồ sơ lý lịch cá nhân. Đặc biệt, công dân cũng có thể đến bất kỳ một phòng công chứng nào hoặc Văn phòng công chứng để yêu cầu việc chứng thực hồ sơ. Do đó mà bất kỳ một cá nhân nào, dù không phải ở nơi có hộ khẩu thường trú hiện tại vẫn có thể xin chứng thực hồ sơ mà không cần phải lo lắng về việc phải về đúng nơi thường trú để xin xác thực. 

Chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch ở đâu?
Chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch ở đâu?

Đối với những người nước ngoài có thể thực hiện việc xin chứng thực tại các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan là đại diện lãnh sự hoặc các các cơ quan khác đã được ủy quyền để thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài. 

Người yêu cầu chứng thực phải là người trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền để chứng thực hồ sơ, cán bộ chứng thực sẽ không chịu trách nhiệm chứng thực khi là người khác hoặc nội dung về sơ yếu lý lịch. 

Vậy các bước để xin chứng thực sẽ được thực hiện như thế nào và lệ phí dành cho những lần chứng thực là bao nhiêu? 

3. Hướng dẫn chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch cho người mới 

3.1. Thủ tục 

Thủ tục làm hồ sơ chứng thực chữ ký
Thủ tục làm hồ sơ chứng thực chữ ký 

Bước 1: Người chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch nộp hồ sơ và xuất trình các giấy tờ tùy thân theo đúng yêu cầu bao gồm bản chính chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân và có kèm theo bản sao với hồ sơ. 

Bước 2: Người yêu cầu chứng thực sẽ ký vào sơ yếu lý lịch trước mặt người chứng thực và sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục sau đó: 

- Thực hiện điền đầy đủ thông tin theo mẫu chứng thực. 

- Ký, ghi đầy đủ họ và tên để cơ quan đóng dấu và thực hiện việc ghi xác nhận vào sổ chứng thực. 

- Đóng dấu giáp lai cho toàn bộ sơ yếu lý lịch.  

Cơ quan chứng thực hồ sơ sẽ thực hiện việc từ chối chứng thực nếu phát hiện ra những điều sai trái từ công dân như sau: 

- Người đến yêu cầu chứng thực không làm chủ được hành vi của bản thân tại thời điểm đến chứng thực hồ sơ. 

- Các giấy tờ chứng minh nhân dân hay căn cước công dân đã hết thời hạn sử dụng hay dùng các giấy tờ giả mạo để xin chứng thực. 

- Giấy tờ thiếu thông tin hoặc thông tin không trùng khớp với các giấy tờ gốc và buộc người yêu cầu chứng thực phải thực hiện việc điền lại toàn bộ các thông tin có liên quan. 

Chính vì vậy mà người xin chứng thực phải có trách nhiệm tuyệt đối đối với nội dung giấy tờ và văn bản mà mình mong muốn được chứng thực chữ ký. Hơn nữa, phải đảm bảo rằng toàn bộ thông tin là đúng và minh bạch. Các giấy tờ có nội dung không đúng với đối tượng hay có sự sai lệch đối với quy định của pháp luật đều sẽ bị từ chối và chỉ được chứng thực chữ ký khi đã đảm bảo toàn bộ yêu cầu. 

Trong trường hợp nếu như người thực hiện chứng thực của UBND cấp xã đã biết rõ về đối tượng yêu cầu chứng thực, tin tưởng về những nội dung mà người này cung cấp thì việc xác thực nội dung sơ yếu lý lịch là đúng và không được phép ghi những nội dung về việc chấp hành kỷ luật cũng như các chính sách, chủ trương của Nhà nước và địa phương vào bản sơ yếu lý lịch của công dân. Do đó UBND chỉ thực hiện chứng thực và không có bất cứ trách nhiệm nao với nội dung hồ sơ. 

3.2. Lệ phí 

Thông thường lệ phí chứng thực chữ ký sẽ không đáng kể. Tuy nhiên đó là trường hợp đối với các đơn vị là cơ quan, UBND phường, xã ở địa phương. 

Đối với các Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng thì lệ phí cho mỗi bộ hồ sơ sẽ có giá khá cao, cho nên nếu thực hiện chứng thực nhiều chữ ký cùng lúc thì giá sẽ rất đắt. 

Việc chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch sẽ là cơ sở để công dân chứng minh được sự minh bạch của bản thân cũng như giá trị của bản thân tại nhiều trường hợp, bởi lẽ đây đều là những thông tin cá nhân. Với những thông tin vừa được nếu trên đây, mong rằng bạn đã nắm được đầy đủ các bước về thủ tục chứng thực, nếu có bất kỳ những thắc mắc nào hãy bình luận bên dưới để chúng tớ đưa ra lời giải đáp chi tiết nhé.

5/5 (2 bình chọn)