Chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch là gì và tại sao cần phải chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch. Thời gian làm hồ sơ sẽ mất bao lâu và lệ phí là bao nhiêu?
Kiến thức về cơ quan nhà nước là điều cần thiết phải có ở mỗi công dân. Cùng tìm hiểu cơ quan nhà nước là gì và những thông tin liên quan trong bài viết nhé.
Kiến thức về cơ quan nhà nước là điều cần thiết phải có ở mỗi công dân. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu về cơ quan nhà nước? Cùng vieclamtaichinh68.com khai thác các vấn đề cơ bản về vấn đề này nhé!
Cơ quan nhà nước chiếm vai trò quan trọng trong bộ máy quản lý nhà nước, nó là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành lên bộ máy nhà nước. Cơ quan nhà nước gồm một số những người nhất định, có thể là một tập hợp một số người hay thậm chí có thể chỉ là một người. Nó được xây dựng trên cơ sở pháp luật và tổ chức điều phối hoạt động đảm bảo tuân thủ theo đúng luật pháp đề ra một cách thống nhất từ trung ương tới cấp địa phương.
Cơ quan nhà nước được lập ra nhằm thực hiện các chức năng cũng như nhiệm vụ của nhà nước như điều phối, giám sát lãnh đạo về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
- Là tập hợp bao gồm một người hay có thể là một số người nhất định.
- Được thành lập theo trình tự và tuân thủ theo luật pháp quy định. Mọi vấn đề đều đảm bảo tôn trọng và dựa trên cơ sở pháp luật của nhà nước.
- Nhân danh nhà nước, thay mặt nhà nước thực hiện quyền lực của nhà nước.
- Trong thẩm quyền được cho phép của mình, cơ quan nhà nước có thể cho ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật cũng như các văn bản áp dụng theo pháp luật một cách hợp lý.
- Chủ động tiến hành giám sát cho các văn bản quy phạm mà mình ban hành ra và được phép thực hiện các loại biện pháp cưỡng chế nếu cần.
- Hiệu lực về thẩm quyền của các cơ quan nhà nước phải nằm trong một khuôn khổ thời gian, không gian lãnh thổ nhất định theo quy định của pháp luật.
- Có nhiều loại cơ quan nhà nước khác nhau, mỗi cơ quan nhà nước được lập ra để thực hiện chuyên chính một chức năng nhất định. Mỗi cơ quan nhà nước hoạt động độc lập, thực hiện đúng thẩm quyền của mình.
- Nguồn nhân lực trong các cơ quan nhà nước phải là công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.
Tham khảo thêm: Đặc điểm cơ bản ngân sách nhà nước
Cơ quan nhà nước được phân chia thành nhiều loại, phụ thuộc vào các căn cứ để phân chia chúng:
- Cơ quan quyền lực (lập pháp) của nhà nước:
+ Quốc hội: đây là cấp cao nhất, nắm nhiều quyền lực và có mức độ ảnh hưởng lớn.
+ Hội đồng nhân dân các cấp: là các cơ quan quyền lực tại cấp địa phương, bao gồm hội đồng nhân nhân cấp tỉnh (thành phố) và hội đồng nhân dân cấp huyện (quận), và hội đồng nhân dân cấp xã.
- Cơ quan hành chính (hành pháp) của nhà nước:
+ Chính phủ
+ Các bộ: có 18 bộ
+ Các cơ quan ngang bộ: gồm 4 cơ quan
+ Các cơ quan cấp chính phủ
+ Ủy ban nhân dân từ cấp xã lên cấp tỉnh và các cơ quan thuộc chuyên môn của ủy ban nhân dân.
- Cơ quan tư pháp nhà nước:
+ Tòa án nhân dân
+ Viện kiểm sát nhân dân
- Các cơ quan nhà nước được nhân dân bầu ra
- Các cơ quan nhà nước không do dân bầu ra
- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung
- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn
- Cơ quan nhà nước cấp trung ương: gồm có quốc hội, ủy ban thường vụ quốc hội, chính phủ, bộ và các cơ quan ngang bộ, tòa án nhân dân tối cao.
- Các cơ quan nhà nước ở các địa phương: gồm có tỉnh, huyện, xã, hội đồng nhân dân các cấp từ xã lên tỉnh và ủy ban nhân dân từ xã lên tỉnh, tòa án nhân dân tỉnh, tòa án nhân dân huyện.
Tham khảo thêm: Các loại chế độ phúc lợi hiện nay là gì?
Trang bị cho bản thân vốn kiến thức cơ bản nhất về cơ quan nhà nước là một điều rất cần thiết và hữu ích đối với mọi công dân, nó trực tiếp liên quan tới công việc, cuộc sống của chúng ta. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức căn bản nhất về bộ máy cơ quan nhà nước tại nước Việt Nam. Hãy chủ động tìm hiểu để trở thành một công dân thông thái với pháp luật nhé!
>>> Xem thêm các bài viết: