Cống hiến là gì? Cống hiến có những khía cạnh nào thú vị?

By   admin    14/01/2020

‘Cống hiến là gì’ đã trở thành một câu hỏi mà chúng ta đôi khi thắc mắc và muốn tìm hiểu. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu vài điều cơ bản về cống hiến nhé.

‘Cống hiến là gì’ đã trở thành một câu hỏi phổ biến hiện nay khi nhiều người bắt đầu tìm kiếm một lối sống trọn vẹn hơn. Trong bài viết này hãy cùng vieclamtaichinh68.com tìm hiểu vài điều cơ bản về cống hiến nhé.

1. Cống hiến là gì?

Cống hiến là tự nguyện đem sức lực, trí tuệ đóng góp tích cực cho lợi ích chung của tập thể, doanh nghiệp. Bình thường chúng ta cống hiến theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp. Chúng sẽ được định nghĩa và thảo luận sâu hơn ở những mục tiếp theo nhé.

Nhiều người hiểu lầm rằng cống hiến là hi sinh bản thân mình, nhưng đó chưa chắc đã là lựa chọn đúng đắn, ít nhất là trong cuộc sống thường nhật. (Cuộc sống thường nhật của hầu hết mọi người thường không bao gồm hỏa hoạn, nạn nhân sắp chết đuối, hay những trường hợp đòi hỏi từ bỏ lợi ích cá nhân tương tự.)

Cống hiến là gì?

Nguyên nhân thứ nhất cho lưu ý này là hiệu quả của những cống hiến sẽ giảm sút nếu ta không cân bằng lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân. Ví dụ, khi một giáo viên làm việc quá sức, người này có thể nổi giận vô cớ với học sinh dẫn đến bầu không khí căng thẳng trong lớp học và khiến cho việc tiếp thu kiến thức khó khăn hơn.

Nguyên nhân thứ hai đơn giản hơn nhiều: bản thân mỗi chúng ta cũng là con người, cũng cần được chăm sóc, quan tâm như tất cả mọi người khác. Thế nên một định nghĩa đầy đủ hơn của cống hiến sẽ là đóng góp tích cực cho đời sống của người khác trong phạm vi cho phép của sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân.

Tham khảo thêm: Kỹ năng ra quyết đinh là gì?

Sau đây hãy cùng mình tìm hiểu hai kiểu cống hiến trực tiếp và gián tiếp nhé. 

2. Cống hiến trực tiếp

Cống hiến trực tiếp là đáp ứng nhu cầu của người khác một cách trực tiếp. Kiểu cống hiến này bao gồm những việc không được đền đáp (cho bạn mượn tẩy, cho tiền người ăn xin,…) đến các công việc có lương (cảnh sát, lính cứu hỏa, người lao công,…). Nói cách khác, khi bạn cống hiến theo cách này, bạn ý thức được rằng mình đang đóng góp tích cực cho cuộc sống của người khác.

Như mình đã nói, cân bằng cống hiến và chăm sóc bản thân là rất quan trọng. Sau đây mình sẽ giới thiệu 4 phương pháp giúp các bạn đạt được điều này khi cống hiến trực tiếp nhé.

2.1. Chọn công việc bạn yêu thích

Việc làm nào cũng có ý nghĩa cả, vì nếu không thì nó đã bị đào thải khỏi cấu trúc xã hội, thế nên chỉ cần bạn làm việc là đã đang cống hiến trực tiếp rồi đấy. Bạn nên chọn công việc mình thích để thời gian làm việc trở nên hiệu quả và thú vị hơn. Và bạn sẽ có thêm động lực vượt qua khó khăn khi theo đuổi những gì bản thân có hứng thú.

2.2. Lắng nghe, an ủi

Bình thường người khác sẽ không trực tiếp đề nghị bạn lắng nghe hoặc an ủi họ; họ sẽ chỉ bắt đầu kể cho bạn những kí ức buồn hay bày tỏ một cảm xúc tiêu cực nào đó. Những lúc như vậy, hãy để cho người nói mà không đánh giá hay ngắt lời. Khi ai đó mất lòng tin vào giá trị bản thân, cống hiến tuyệt vời nhất bạn có thể dành cho họ là sự chấp nhận con người thật của họ.

Một lưu ý nhỏ cho các bạn là hãy chỉ lắng nghe khi các bạn có thời gian cũng như năng lượng thôi nhé. Những lúc bận rộn hoặc căng thẳng, sẽ rất khó để ta tập trung lắng nghe và bao dung câu chuyện của người khác, và việc này có thể dẫn đến tâm trạng tồi tệ hơn cho người đó và cả bản thân chúng ta.

2.3. Tham gia hoạt động tình nguyện

Các bạn có nhiều lựa chọn từ các hoạt động cải thiện đời sống con người đến những công việc góp phần bảo vệ môi trường. Hãy chọn hoạt động phù hợp với sở thích của bạn. Bạn cũng có thể rủ bạn bè và người thân cùng tham gia để sự kiện trở nên càng vui nhộn và hiệu quả nhé.

2.4. Đóng góp cho các quỹ từ thiện

Điều này dễ hiểu mà đúng không các bạn? Một lưu ý cho các bạn là hãy tìm hiểu kĩ quỹ hoặc tổ chức từ thiện mình quyên tiền vào để bảo đảm công sức của các bạn không bị hoang phí vào các mục đích không cần thiết.  

Tham khảo thêm: Phúc lợi là gì?

3. Cống hiến gián tiếp

  Cống hiến gián tiếp chỉ những lúc lối sống của các bạn có ảnh hưởng tích cực đến tinh thần người khác. Dĩ nhiên không có một công thức nhất định nào cho lối sống cả, và các bạn nên được khuyến khích sống theo cách mình mong muốn.

Nhưng dù các bạn lựa chọn cách sống nào, cống hiện gián tiếp xuất hiện khi bạn thể hiện sự bao dung qua lời nói và hành vi của mình. Ví dụ, bạn có thể nói ‘Mày đồng tính thì làm sao chứ’ (tính cách mạnh mẽ) hay ‘Cậu đồng tính thì chúng mình cũng vẫn là bạn thân như trước thôi’ (tính cách nhẹ nhàng) để thể hiện cùng một ý nghĩa.

Nói tóm lại, ai cũng mong muốn được chấp nhận, và được sống thật với bản thân là một điều mọi người xứng đáng được nhận từ bạn bè và người thân. Sau đây là 3 mẹo để các bạn có thể trở nên bao dung hơn, hay nói cách khác là mang đến nhiều cống hiến gián tiếp hơn nhé.

Cống hiến là gì và những điều cần biết

3.1. Dành cho bản thân một ngày trong tuần

Mọi người ai cũng cần thời gian để chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất của bản thân. Nếu bạn là người bận rộn, hãy dành ít nhất một ngày trong tuần để tùy ý làm và nghĩ những thứ mình thích. Những ngày như thế sẽ giúp các bạn nạp lại năng lượng để có thể làm việc và giúp đỡ người khác với tâm trạng tốt nhất.

3.2. Học cách kiểm soát cảm xúc

Trong cuộc sống sẽ có những tình huống khó khăn không báo trước, thế nên để không hành động ích kỷ hay nói lời tổn thương, các bạn nên học cách cân bằng, kiểm soát cảm xúc. Một số gợi ý là viết nhật kí, tạm thời rời bỏ cuộc trò chuyện để đi dạo hay tập thể dục, và học các phương pháp thở hay thiền định. Các bạn hãy thử để chọn cách hiệu quả nhất cho mình nhé. 

3.3. Giữ khoảng cách lành mạnh

Theo nhà trị liệu Kati Morton trong video ‘Creating and maintaining healthy boundaries’ (Youtube), thể hiện rõ ràng những điều bạn thích và không thích trong một mối quan hệ là rất quan trọng. Nó bảo đảm hai bạn đều tìm thấy niềm vui và sự thoải mái, và nếu tâm trạng của bạn tốt, bạn sẽ trở nên vị tha hơn. 

Ngoài ra, Kati còn gợi ý rằng để đạt được điều này, các bạn nên quan sát ý thích của bản thân và thẳng thắn chỉ ra những điều mình không thích mà. Thêm nữa là các bạn có thể tìm sự giúp đỡ bên ngoài mối quan hệ đó để bảo đảm những giới hạn lành mạnh được giữ gìn nhé.

Tham khảo thêm: Vai trò và quyển lợi của người thụ hưởng là gì?

Mình hi vọng là những chia sẻ của mình phần nào giải đáp được câu hỏi ‘Cống hiến là gì’. Chúc các bạn có một cuộc sống vui vẻ nhé, cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết!

>> Xem thêm:

5/5 (2 bình chọn)