Tìm hiểu về kế toán và các công việc của một kế toán hiện nay

By   admin    20/01/2020

Kế toán đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy kế toán là gì? Công việc của kế toán là gì sẽ được thông tin trong bài viết dưới đây.

Đối với các doanh nghiệp, các công ty, kế toán đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy kế toán là gì? Công việc của kế toán là gì? Bài viết này, vieclamtaichinh68.com sẽ dẫn dắt và giúp bạn có một cái nhìn thực tế về điều đó.

1.Tìm hiểu về kế toán?

Trước khi tìm hiểu về các công việc của kế toán, bạn cần phải hiểu rõ về Kế toán là gì? Kế toán là công việc tiếp nhận, ghi chép, xử lý và lưu trữ các thông tin liên quan đến các hoạt động, tình hình tài chính của tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp,… Kế toán được phân làm hai loại chính: 

Công việc của một kế toán và những điều liên quan.

* Kế toán công: Là kế toán nằm tại các đơn vị có mục đích hoạt động như các đơn vị tổ chức đoàn thể xã hội hay các tổ chức nhà nước, không mang tính chất kinh doanh.

* Kế toán doanh nghiệp: Là kế toán tại các đơn vị doanh nghiệp, công ty,…mang tính chất kinh doanh, hoạt động với mục tiêu kinh doanh tạo ra lợi nhuận.

Tham khảo thêm: Kế toán hành chính sự nghiệp là gì?

2. Công việc của một kế toán

Công việc của một kế toán đa dạng tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp hay tổ chức,…nhưng đều gồm các công việc sau:

- Theo dõi thu - chi, công nợ, cập nhập xử lý các phiếu thu, phiếu chi, các hóa đơn bán hàng thường ngày. Quản lý, kiểm soát các quỹ tiền mặt hiện có của tổ chức, quản lý bảng giá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, tổ chức,…

- Điều chỉnh, phụ trách bảng lương, bảo hiểm xã hội, các hợp đồng công việc của toàn bộ tổ chức. 

- Tiếp nhận kiểm soát các chứng từ: Do hàng ngày doanh nghiệp có rất nhiều hoạt động thu chi khác nhau, yêu cầu cần có cho công việc kế toán là kiểm soát và xử lý các chứng từ liên quan một cách cẩn thận, chính xác và không được phép có bất kỳ sai sót.

- Thực hiện ghi sổ kế toán: Cần thực hiện ghi chép, tính toán kiểm tra, phản ánh một cách chính xác, trung thực, đầy đủ và kịp thời. Các nghiệp vụ kinh tế : hạch toán thu chi, khấu hao tài sản, các công nợ cũng như thuế VAT,… theo quy định và các chính sách Thuế của nhà nước.

- Cập nhập, kiểm tra và đối chiếu hệ thống sổ sách kế toán để giải quyết các vấn đề công nợ phải thu và trả trong các khoảng thời gian cho phép. Đặc biệt việc phải giao dịch với các ngân hàng là điều không thể thiếu trong công việc kế toán của mỗi tổ chức.

- Tổng hợp và làm báo cáo: Dựa trên việc ghi chép hàng ngày, kế toán tổng hợp lại tất cả lập thành một bản báo cáo chi tiết theo tháng, quý và báo cáo năm một cách đầy đủ, chính xác.

Bản tổng hợp sẽ được trình lên lãnh đạo của tổ chức, những thông tin từ bản báo cáo của kế toán mang yếu tố quyết định và tiên quyết để đánh giá sự hoạt động của cả tổ chức trong những khoảng thời gian nhất định.Từ đó, các nhà lãnh đạo đưa ra những quyết định điều chỉnh, thay đổi các hoạt động của tổ chức một cách hợp lý.

Công việc của một kế toán

Sau khi hoàn thành các công việc bên trên, kế toán cần thực hiện lưu trữ các chứng từ, sổ sách được tổng hợp trong khoảng thời gian cụ thể theo quy định nhà nước.

Tham khảo thêm: Top 5 việc làm kế toán tại TP HCM có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất

3. Những yêu cầu cơ bản đối với công tác kế toán

Công tác kế toán chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp nên cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:

- Công việc kế toán nhìn chung chủ yếu liên quan nhiều đến vấn đề sổ sách,chính vì vậy đòi hỏi ở một kế toán chuyên nghiệp cần có sự tập trung, cẩn thận và tỉ mỉ trong quá trình làm việc.

- Cần có các quá trình kiểm tra, đối chiếu số liệu trên giấy tờ với số liệu thực tế để đảm bảo sự chính xác. Nếu có sai lệch cần bổ sung và sửa chữa kịp thời hoặc báo lên cấp trên để tìm ra cách giải quyết.

- Hoàn thành công việc đúng thời hạn để cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết nhằm phục vụ công tác điều hành, quản lý, đảm bảo hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt nhất.

Tham khảo thêm: Vốn hóa trong lĩnh vực kế toán

Trên đây là bài viết về kế toán và các công việc cơ bản của một kế toán.Hy vọng qua bài viết sẽ là nguồn tham khảo bổ ích giúp bạn có những chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn cho bản thân.

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)