Due Diligence là gì? Những vấn đề nên biết xung quanh Due Diligence

By   admin    28/12/2019

Sau cái bắt tay và đề xuất đầu tư, bước tiếp theo sau khi nhận được offer đầu tư sẽ tiến tới quá trình Due Diligence. Vậy Due Diligence thực chất là gì? 

Due Diligence là một chủ đề đang rất hot trong giới khởi nghiệp. Sau cái bắt tay và đề xuất đầu tư, bước tiếp theo sau khi nhận được offer đầu tư sẽ tiến tới quá trình Due Diligence. Vậy Due Diligence thực chất là gì? Cùng vieclamtaichinh68.com tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Due diligence là gì? Có những loại Due Diligence nào?

Due Diligence là gì?

Một startup như thế nào sẽ dễ dàng nhận được vốn đầu tư và sự dẫn dắt của các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm? Ý tưởng hay, đội ngũ giỏi hay nhà sáng lập có tâm?

Sự thật là có rất nhiều startup đạt được những tiêu chí này và gây được ấn tượng tốt đối với nhà đầu tư. Nhưng ấn tượng tốt không có giá trị gì nếu startup không được tổ chức bài bản và không chứng minh  được thực của doanh nghiệp.

Lúc này, nhà đầu tư cần một quy trình để thẩm định startup, nắm được tình hình chung của công ty. Quy trình này được gọi là Due Diligence, tạm dịch là thẩm định chi tiết và là cánh cửa cuối cùng để đóng tiền đầu tư vào công ty!

Có thể hiểu đơn giản Due Diligence cơ bản chính là một quá trình mà nhà đầu tư thẩm định, điều tra đặc biệt về doanh nghiệp, mục tiêu. Thông qua quá trình rà soát, kiểm tra đặc biệt này, nhà đầu tư sẽ  biết được tất cả những thông tin cần thiết về doanh nghiệp mà họ có ý định đầu tư.

Và dựa trên kết quả Due Diligence này, nhà đầu tư có thể cân nhắc và quyết định xem có nên chốt việc đầu tư này vào startup mà họ đã quyết định hay không!

Due Diligence nghe có vẻ như là một quá trình đáng sợ, nhưng nó thực sự chỉ có nghĩa là thực hiện một vài sự rà soát hợp lý trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Tham khảo thêm: Budget là gì?

Có những loại Due Diligence nào?

Về mặt cơ bản trên thực tế, theo mong muốn của nhà đầu tư, tính chất thương vụ cũng như quy mô và tính phức tạp của từng thương vụ đầu tư mà nhà đầu tư có thể đề ra nhiều loại Due Diligence.

Trên thực tế, chúng ta sẽ gặp những loại Due Diligence cơ bản như sau:

  • Legal Due Diligence : Thẩm định pháp lý doanh nghiệp

  • Tax & Financial Due Diligence: Thẩm định về mặt thuế và tài chính của doanh nghiệp

  • Commercial Due Diligence: Thẩm định về thị trường cũng như là các hoạt động kinh doanh của startup trên thị trường đó.

Ngoài ra tùy theo mong muốn của nhà đầu tư còn có thể có thêm các Due Diligence khác. Ví dụ như họ sẽ thẩm định về nhân sự, lao động, môi trường hoặc thậm chí là quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.

Tham khảo thêm: Indicator là gì? Một số loại phổ biến cho nhà đầu tư 

Quá trình Due Diligence trong đầu tư startup

Quá trình thẩm định bắt đầu ngay sau khi startup và nhà đầu tư có cái bắt tay đầu tiên trong thỏa thuận đầu tư. Lúc này nhà đầu tư sẽ suy xét tình hình doanh nghiệp, bản chất thương vụ đầu tư mà yêu cầu startup chuẩn bị thông tin cần thiết để họ tìm hiểu thêm về tình trạng của công ty.

Ngược lại, đây cũng là quá trình startup đánh giá nhà đầu tư xem có phù hợp với cách làm việc của mình hay không.

Trong giai đoạn thẩm định, nhà đầu tư sẽ yêu cầu các thông tin về mô hình kinh doanh, tính pháp lý của giấy tờ kinh doanh, độ minh bạch của kết quả kinh doanh, cấu trúc nhân sự và thậm chí là hợp đồng nhân sự của từng nhân viên.

Tùy vào tính chất của mô hình kinh doanh hay vòng gọi vốn mà startup có thể quyết định những thông tin nào nên hay không nên cho nhà đầu tư biết.

Nhà đầu tư luôn nói chuyện bằng con số vì thế startup phải có khả năng chuyển đổi thông tin doanh nghiệp thành ngôn ngữ tài chính.

Ví dụ với 1 cấu trúc nhân sự mà nhà sáng lập tạo nên, cấu trúc đó sẽ lấy đi bao nhiêu chi phí, đem lại bao nhiêu lợi nhuận. 

Cũng vì lí do này, mặc dù quá trình Due Diligence thẩm định nhiều mặt của 1 startup, nhưng mô hình tài chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định kết quả cuối cùng.

Tham khảo thêm: Chủ đầu tư là gì và tầm quan trọng của họ

Due Diligence là gì

Startup cần chuẩn bị gì để cung cấp cho nhà đầu tư khi bước vào Due Diligence?

Những tài liệu mà startup phải đáp ứng có thể bao gồm:

  • Giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Giấy từ liên quan đến cơ cấu sở hữu

  • Quyết định, biên bản, ghi nhận cuộc họp Đại hội Cổ đông

  • Giấy phép, giấy chứng nhận, kết quả đăng ký, báo cáo bảo hộ, thông báo với cơ quan nhà nước hoặc điều kiện kinh doanh khác mà doanh nghiệp phải đáp ứng.

  • Những thông tin về giao dịch, hợp đồng, thỏa thuận trong quá trình kinh doanh

  • Thông tin về tranh chấp, mâu thuẫn hoặc xung đột trong nội bộ doanh nghiệp

Hy vọng qua bài viết, các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Due Diligence là gì, những kiến thức cơ bản nhất xung quanh Due Diligence. Chúc các bạn thành công!

>> Xem thêm:

5/5 (2 bình chọn)