Lãi ròng là gì? Lãi ròng trong doanh nghiệp được tính như thế nào?

By   admin    12/12/2019

Lãi ròng là gì? Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đo đạc bằng nhiều chỉ tiêu quan trọng như lợi nhuận, lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng…

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đo đạc bằng nhiều chỉ tiêu quan trọng như lợi nhuận, lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng… Đặc biệt, lãi ròng là chỉ tiêu được ưu tiên hàng đầu khi người ta muốn đánh giá một doanh nghiệp.

Lãi ròng là gì? Cách tính lãi ròng

Lãi ròng là gì?

Lãi ròng là thu nhập thực tế, là số tiền còn lại mà doanh nghiệp chính thức được sử dụng sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí. Lãi suất ròng tính theo năm tài chính của doanh nghiệp, năm tài chính ở đây không hoàn toàn đồng nhất với năm dương lịch mà nó bắt đầu tính từ ngày doanh nghiệp bắt đầu lập báo cáo tài chính năm đến khi số ngày đủ một năm.

Tham khảo thêm: Lãi suất là gì?

Cách tính lãi ròng

Lãi ròng được tính bằng doanh thu bán hàng trừ đi tổng chi phí. Trong đó, doanh thu bán hàng là doanh thu thuần mà doanh nghiệp kiếm được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ. Doanh thu bán hàng = Số lượng sản phẩm bán được x Đơn giá của sản phẩm. 

Ở đây, doanh thu bán hàng hoàn toàn khác với doanh thu kiếm được từ hoạt động đầu tư như lãi cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản đầu tư, nhận được tiền chia cổ tức từ công ty góp vốn, liên doanh hay chiết khấu thanh toán (doanh thu tài chính)

Tổng chi phí là tất cả những khoản tiền doanh nghiệp bỏ ra làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi phí được phân thành chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, giá vốn hàng bán, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và một số chi phí khác.

  • Giá vốn hàng bán: là tổng giá trị của hàng hóa (bao gồm giá nguyên vật liệu, sản xuất…) mà doanh nghiệp mua về hay sản xuất ra cộng với những chi phí khác phải bỏ ra cho đến ngày sử dụng hàng hóa (như chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt, chạy thử…)

  • Chi phí bán hàng: là chi phí phải chi ra trong quá trình bán hàng, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, bao gồm chi phí lương nhân viên bán hàng, chi phí thuê cửa hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí đồ dùng cho bán hàng…

  • Chi phí quản lý: là chi phí phải chi ra cho việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng….

  • Chi phí tài chính: là chi phí doanh nghiệp bỏ ra ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, điển hình là chi phí bỏ ra để đầu tư: mua cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản đầu tư hay góp vốn liên doanh, đầu tư vào các doanh nghiệp khác.

  • Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: doanh nghiệp mỗi kỳ phải kết chuyển toàn bộ doanh thu, chi phí sang xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để tính thu nhập chịu thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp bằng thu nhập chịu thuế nhân với thuế suất thuế thu nhập.

  • Chi phí khác: là loại chi phí không được kể ở trên. Một số loại chi phí khác như chi phí đền bù hợp đồng, chi phí bỏ ra để thanh lý tài sản cố định...

Tham khảo thêm: Cách tính lãi kép, lãi kép liên tục

Lãi ròng là gì? Ý nghĩa của lãi ròng

Ý nghĩa của lãi ròng.

Lãi ròng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những bên liên quan ngoài doanh nghiệp nhìn vào để phân tích, dự đoán xu hướng phát triển của doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định đầu tư. Lãi ròng phản ánh doanh nghiệp có hoạt động tốt hay không, tác động mạnh mẽ đến giá trị cổ phiếu của công ty.

Nếu lãi ròng của doanh nghiệp thấp, người ta sẽ ngay lập tức đánh giá doanh nghiệp hoạt động có vấn đề và có cái nhìn không tốt về doanh nghiệp. Nó phản ánh doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả khi chi phí tăng lên hay doanh thu giảm xuống, chất lượng sản phầm và khách hàng không ổn định. 

Lãi ròng phản ánh được nhiều khía cạnh trong hoạt động của doanh nghiệp một cách tổng quát, không chỉ là công cụ đánh giá của các nhà đầu tư mà còn là phương tiện giúp doanh nghiệp điều chỉnh lại hoạt động của mình. Mong rằng qua bài viết, vieclamtaichinh68.com đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích.

>> Xem thêm:

5/5 (2 bình chọn)