Chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch là gì và tại sao cần phải chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch. Thời gian làm hồ sơ sẽ mất bao lâu và lệ phí là bao nhiêu?
Lãi suất đã là từ khá quen thuộc đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những người muốn đưa ra quyết định đầu tư cho khoản tiền tiết kiệm của mình.
Lãi suất đã là từ khá quen thuộc đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những người muốn đưa ra quyết định đầu tư cho khoản tiền tiết kiệm của mình. Vì sao phải quy định lãi suất? Với mức lãi suất cao như vậy, số tiền này người cho vay sẽ được hưởng cả? Người ta sẽ giàu nhanh chóng nhờ cho vay tiền? Cùng vieclamtaichinh68.com tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm tính trên số tiền vay của người đi vay phải trả người cho vay để có quyền sử dụng vốn vay đó, nói dễ hiểu hơn, lãi suất là một số phần trăm nhất định của số tiền vay.
Lãi suất được tính theo công thức: Lãi suất = Tiền lãi/ Tiền gốc x 100%
Lãi suất chỉ là một tỷ lệ mà biểu hiện hình thức tiền của nó là tiền lãi. Tiền lãi được coi như chi phí sử dụng vốn vay. Trong kinh tế, hàng hóa đều có những mức giá cụ thể, khi đặt trong thị trường tài chính, vốn vay cũng là một loại hàng hóa và giá của vốn vay hay chi phí sử dụng nó chính là tiền lãi.
Còn tiền gốc là số tiền người đi vay được sử dụng theo hợp đồng tín dụng (hợp đồng vay giữa hai bên). Khi hai bên phát sinh quan hệ đi vay – cho vay sẽ quy định mức lãi suất nhất định hoặc cách tính lãi suất dựa vào tiền gốc để đảm bảo người cho vay sẽ có được lợi nhuận từ khoản cho vay đó (nếu không có rủi ro).
Tham khảo thêm: Lãi ròng là gì?
Đồng tiền ở mỗi thời điểm sẽ có những giá trị khác nhau. Rõ ràng, cùng là 10 nghìn nhưng 10 nghìn năm 1990 khác 10 nghìn năm 2019. Điều này xảy ra hết sức tự nhiên theo biến động của chu kỳ kinh tế.
Vì vậy, giá trị của đồng tiền không được so sánh theo lượng mà so sánh dựa trên sức mua của đồng tiền. Cụ thể, cùng một món hàng người ta sẽ xem ở từng thời điểm số tiền phải bỏ ra để có được món hàng đó là bao nhiêu. Ví dụ, một cái bút mua năm 2000 là 1 nghìn đồng, mua năm 2010 là 4 nghìn đồng, ta có thể nói 1 nghìn đồng của năm 2000 bằng 4 nghìn đồng của năm 2010.
Sự mất giá hay tăng giá của đồng tiền có thể lý giải bằng lạm phát hay giảm phát. Thông thường, giảm phát rất ít khi xảy ra trong khi lạm phát, tức sự giảm giá của đồng tiền năm nào cũng có. Tất nhiên, lạm phát không phải một hiện tượng xấu, lạm phát ở mức vừa phải biểu hiện một nền kinh tế ổn định, phát triển tự nhiên.
Vì thời điểm cho vay và thời điểm trả tiền là hai thời điểm khác nhau, đồng tiền có giá trị khác nhau, cho nên người ta phải tính đến lãi suất để một phần bù đắp tỉ lệ lạm phát có thể gây ra lỗ cho người cho vay.
Thứ hai, lãi suất một phần bù đắp rủi ro khi người vay không trả tiền cho người cho vay. Khi người vay không trả nợ, người cho vay sẽ mất khoản tiền gốc đã cho vay, dù tiền lãi không đủ để bù đắp toàn bộ sự thiếu hụt này nhưng nó sẽ bù đắp một phần, đem lại sự an tâm cho người cho vay.
Thứ ba, lãi suất bù đắp chi phí cơ hội chờ đợi để sử dụng tiền của người cho vay. Số tiền cho vay này lẽ ra người cho vay sẽ có thể sử dụng ở thời điểm cho vay theo ý muốn của mình, nhưng khi cho vay, người cho vay phải chờ đợi đến khi người đi vay trả thì mới có thể sử dụng khoản tiền này. Vì vậy, tiền lãi sẽ bù đắp những lợi ích lẽ ra người cho vay được hưởng trong suốt khoảng thời gian bỏ trống cho vay tiền.
Hiện nay, người ta sử dụng hai phương pháp để tính lãi là phương pháp lãi đơn và phương pháp lãi kép. Thông thường, người ta sử dụng phương pháp lãi đơn nhiều hơn.
Nếu gọi PV là tiền gốc, i là lãi suất theo kỳ, FV là số tiền thu được sau n năm. Theo phương pháp lãi đơn, FV = PV + n.PV.i.
Theo phương pháp lãi kép, FV = PV (1+i)^n.
Tham khảo thêm: Cách tính và ý nghĩa của lãi gộp
Tóm lại, nếu như tỷ lệ lạm phát là chi phí thời gian của đồng tiền thì lãi suất là chi phí của khoản vay nhằm bảo đảm lợi ích cho người cho vay. Lãi suất tất yếu phải có thì nền kinh tế mới diễn ra bình thường được, nếu bỏ đi lãi suất sẽ phát sinh rất nhiều rủi ro.
>> Xem thêm: