Chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch là gì và tại sao cần phải chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch. Thời gian làm hồ sơ sẽ mất bao lâu và lệ phí là bao nhiêu?
Tại sao lạm phát lại gây ra sự chú ý như vậy? Thì ta phải trả lời các câu hỏi: lạm phát là gì? Những nguyên nhân gây ra lạm phát, biện pháp để khắc phục.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề lạm phát luôn là trung tâm của sự chú ý của người dân. Tại sao lạm phát lại gây ra sự chú ý như vậy? Thì ta phải trả lời các câu hỏi: lạm phát là gì? Những nguyên nhân gây ra lạm phát, biện pháp để khắc phục.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm lạm phát:
- Theo quan điểm cổ điển: lạm phát là phát hành tiền vượt quá số lượng tiền cần thiết trong lưu thông.
- Theo một quan điểm khác cho rằng: lạm phát là hiện tượng tăng lên của mức giá chung (mức giá bình quân, mức giá tổng hợp) theo thời gian.
- Theo các nhà kinh tế học theo trường phái trọng tiền hiện đại: lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh và liên tục trong một thời gian dài.
Như vậy, lạm phát là hiện tượng kinh tế, trong đó giấy bạc lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết của, làm cho chúng bị mất giá dẫn đến giá cả hầu hết các mặt hàng không ngừng tăng lên trong một thời gian dài.
Một số khái niệm liên quan
+ Giảm lạm phát là hiện tượng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn so với kỳ trước.
Tham khảo thêm: Khái niệm lợi nhuận là gì?
Dựa vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI): đo lường mức giá bình quân của một nhóm hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho tiêu dùng của các hộ gia đình.
Để xác định chỉ số tiêu dùng người ta chọn ra một giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của các hộ gia đình trong một giai đoạn nhất định, đồng thời xác định mức độ tiêu dùng của các hộ gia đình đối với từng hàng hóa và dịch vụ trong giỏ đó.
Công thức:
Trong đó: Pt- là giá của năm t
là sản lượng gốc
Giá của năm gốc
Công thức tính chỉ số lạm phát của năm t:
Chỉ số lạm phát của năm t =
Tham khảo thêm: Công thức tính lãi gộp
Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát, chia lạm phát thành 3 loại:
- Lạm phát vừa phải (lạm phát 1 con số): có tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm. Loại lạm phát này thường thấy ở các nước phát triển.
- Lạm phát phi mã ( lạm phát 2 đến 3 con số): mặt hàng giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng từ 10% đến 999%/năm. Đồng tiền mất giá nhanh chóng, chi phí cơ hội cho việc giữ tiền rất cao dẫn đến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn.
- Siêu lạm phát (lạm phát từ 4 con số trở lên): là loại lạm phát mà giá cả của tất cả các hàng hóa tăng cao gấp nhiều lần lạm phát phi mã.
Là lạm phát do tổng cầu tăng lên vượt quá mức cung ứng hàng hóa của xã hội, dẫn đến áp lực làm tăng giá cả. Lý do làm cho tổng cầu tăng lên:
- Chính phủ tăng chi tiêu, đầu tư công.
- Tiêu dùng cá nhân tăng lên.
.- Các khoản đầu tư tăng.
- Do chính sách tiền tệ mở rộng của chính phủ: làm cho cả MB và MS tăng lên.
- Các yếu tố liên quan đến nhu cầu của nước ngoài.
Là áp lực làm tăng giá cả xuất phát từ sự tăng lên của chi phí sản xuất vượt quá mức tăng của năng suất lao động và làm giảm mức cung ứng hàng hóa của xã hội. Lý do tăng lên của chi phí sản xuất:
- Mức tăng tiền lương vượt quá mức tăng của năng suất lao động.
- Sự tăng lên của mức lợi nhuận ròng của người sản xuất.
- Giá nội địa của hàng nhập khẩu tăng lên.
- Sự tăng lên của thuế.
Tham khảo thêm: Nội dung cơ bản trong kinh tế vi mô
- Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt, tiền tệ thắt chặt bằng các công cụ:
+ Cắt giảm chi tiêu, đầu tư của chính phủ
+ Tăng thuế thu nhập, giảm thuế nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng để ổn định thị trường….
- Chính phủ sử dụng chính sách làm tăng tổng cung bằng các biện pháp làm giảm chi phí:
+ Giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu, thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Cải tiến kỹ thuật sản xuất
+ Sử dụng các yếu tố đầu có chi phí thấp.
Qua bài viết trên, vieclamtaichinh68.com đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi lạm phát là gì rồi đúng không. Bài viết còn giúp các bạn hiểu biết thêm về nguyên nhân và các biện pháp làm giảm lạm phát. Rất mong nó sẽ giúp các bạn trong lúc tìm hiểu về lạm phát.
>> Xem thêm: