Mẫu sơ yếu lý lịch kết hôn với bộ đội được viết như thế nào? Điều kiện kết hôn với bộ đội là gì? Hướng dẫn cách viết mẫu sơ yếu lý lịch kết hôn với bộ đội.
Trong quá trình xin việc, để hiểu rõ hơn về ứng viên, nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên nộp sơ yếu lý lịch trong hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, nhiều ứng viên thường bỏ qua bìa sơ yếu lý lịch vì nghĩ rằng nó không mấy cần thiết. Vậy bạn có biết bìa sơ yếu lý lịch chính là thành phần quan trọng hay không? Cùng vieclamtaichinh68.com tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được cách viết mẫu bìa sơ yếu lý lịch thông thường và bìa lý lịch 2C nhé!
Giống với các giấy tờ trong hồ sơ xin việc, mẫu sơ yếu lý lịch chính là thành phần quan trọng, thông báo cho nhà tuyển dụng biết được đây là sơ yếu lý lịch của ai, ở đâu, ứng tuyển vào vị trí nào… Qua đó, nhà tuyển dụng có thể nắm được khái quát thông tin của ứng viên mà không cần mất thời gian mở sơ yếu lý lịch.
Bởi vậy, trong mẫu bìa sơ yếu lý lịch nói chung hay các bìa lý lịch 2C, bìa lý lịch học sinh sinh viên, hay bìa lý lịch tự thuật, nội dung trên phần bìa là thành phần quan trọng, đánh giá được sự chỉn chu và cẩn thận của người viết. Bạn thử nghĩ mà xem, khi nhà tuyển dụng mở hồ sơ xin việc của bạn, đến phần sơ yếu lý lịch lại không thấy phần bìa lý lịch của bạn có bất kỳ thông tin nào, điều này sẽ khiến họ nghĩ rằng bạn là người kém chuyên nghiệp và không chú trọng tới cơ hội ứng tuyển việc làm này.
Trên thực tế, sơ yếu lý lịch có cả mặt ngoài và mặt trong, vì vậy bạn cần hoàn thiện cả hai phần nội dung này. Bên cạnh vai trò giúp nhà tuyển dụng nhận biết và phân loại sơ yếu lý lịch dễ dàng, phần bìa sẽ giúp gia tăng tính thẩm mỹ và giúp sơ yếu lý lịch của bạn trở nên hoàn hảo hơn.
Tham khảo thêm: Cách điền sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mẫu sơ yếu lý lịch khác nhau, tuy nhiên sơ yếu lý lịch tự thuật và lý lịch 2C được sử dụng phổ biến nhất. Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách viết bìa của 2 loại sơ yếu lý lịch này nhé!
Trong mẫu bìa sơ yếu lý lịch thông thường sẽ bao gồm các thông tin như: Quốc hiệu, Tiêu ngữ, ảnh thẻ, tên sơ yếu lý lịch, phần thông tin cá nhân, phần quan hệ báo tin cho người thân và số, ký hiệu của mẫu sơ yếu lý lịch này.
Ở các mẫu sơ yếu lý lịch, trong phần bìa đã có sẵn Quốc hiệu, Tiêu ngữ và tên của sơ yếu lý lịch, bạn chỉ cần chú ý tới tên của sơ yếu lý lịch liệu đã đúng với sơ yếu lý lịch mà mình viết hay chưa. Kế tới, bạn hoàn thiện các phần thông tin trong mẫu bìa lý lịch như sau:
Ảnh chân dung hay ảnh thẻ trong bìa của lý lịch bắt buộc có kích thước là 4x6 cm và có đóng dấu giáp lai xác nhận bởi Ủy ban nhân dân hoặc văn phòng công chứng. Về ảnh, bạn cần chọn ảnh thẻ nghiêm túc, chỉn chu và chính diện khuôn mặt. Khi chụp ảnh, bạn cần để ý tới đầu tóc, trang phục và biểu cảm gương mặt, tránh việc cười quá tươi hay mặt cau có.
Một tấm ảnh thẻ chuẩn chỉnh nên mỉm cười nhẹ nhàng, vừa phải và mắt nhìn đối diện camera của máy ảnh. Bạn cũng không nên trang điểm quá đậm, đầu tóc rối xù khi chụp ảnh thẻ nhé! Để trang trọng và lịch sự nhất, bạn nên mặc sơ mi trắng có cổ khi chụp ảnh và có thể sử dụng phông trắng hoặc xanh tùy yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Tham khảo thêm: Sơ yếu yếu lý lịch dán ảnh 3x4 được không
Trong phần này, bạn cần hoàn thiện đầy đủ các thông tin cá nhân của mình như sau:
- Họ tên: Viết bằng chữ in hoa không dấu họ tên đầy đủ của bạn, nên ghi chính xác theo Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
- Giới tính: Nam thì ghi nam còn nữ thì ghi nữ, ghi theo giới tính trên Giấy khai sinh của bạn.
- Ngày sinh: Ghi chính xác ngày tháng năm sinh của bạn và cách nhau bởi dấu gạch chéo “/”.
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Ghi rõ nơi mà bạn đang đăng ký hộ khẩu thường trú, từ số nhà, thôn bản tới tỉnh, thành phố.
- Thông tin Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân: Ghi rõ số, ngày cấp, nơi cấp 2 loại giấy tờ này.
- Số điện thoại liên hệ: Bạn có thể ghi số điện thoại cá nhân hoặc số điện thoại tại nhà riêng của bạn, chú ý ghi rõ ràng và chính xác số điện thoại của mình nhé!
Sau khi hoàn thiện thông tin cá nhân của bạn, bạn cần ghi rõ thông tin của người cần báo tin, gồm có họ tên, số điện thoại và địa chỉ liên hệ. Người báo tin khi cần có thể là bố, mẹ, anh, chị, em, vợ, chồng hoặc những người thân khác của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa thông tin bạn bè thân thiết của mình vào trong phần này, tuy nhiên họ cần biết được thông tin của họ sẽ được đưa vào trong mẫu bìa sơ yếu lý lịch.
Đây là mục để các cơ quan chức năng có thẩm quyền chứng nhận sơ yếu lý lịch của bạn, do đó bạn không cần phải điền phần này. Tốt nhất là bạn nên bỏ trống phần này và viết tiếp các thông tin của phần bên trong sơ yếu lý lịch.
Sơ yếu lý lịch 2C là sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức, phần bìa của lý lịch này cũng quan trọng không kém. Về cơ bản, các thông tin trong bìa lý lịch 2C bạn cần điền như sau:
- Họ tên: Ghi chữ in hoa có dấu họ tên đầy đủ của bạn, cách ghi giống với bìa sơ yếu lý lịch thông thường nhé.
- Tên gọi khác: Nếu bạn có tên gọi khác, ví dụ như bí danh, bạn điền vào mục này. Trường hợp không có, bạn để trống hoặc ghi “Không có”.
- Ngày tháng năm sinh và giới tính: Ghi theo hướng dẫn giống như trong bìa lý lịch thông thường theo hướng dẫn kể trên.
- Quê quán: Ghi rõ quê quán của bạn, để đảm bảo chính xác, bạn nên ghi theo giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu nhé!
- Chức vụ (chức danh) và nơi hiện tại đang công tác: Bạn ghi rõ chức vụ, chức danh của mình, ví dụ như Bí thư, Chủ tịch… và địa chỉ nơi bạn đang làm việc, công tác, bao gồm cả tên cơ quan, đơn vị và địa chỉ cụ thể của đơn vị đó.
- Cơ quan, đơn vị sử dụng và quản lý cán bộ, công chức: Mục thông tin này, bạn cần ghi rõ cơ quan, đơn vị đang sử dụng, quản lý bạn.
Khi viết bìa sơ yếu lý lịch hay sơ yếu lý lịch, bạn cần đảm bảo các thông tin đều đúng chính xác, trung thực. Bởi đây là giấy tờ cần công chứng, nên nếu bạn viết sai thông tin, bạn sẽ mất thời gian làm lại giấy tờ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin mà mình đưa ra.
Tham khảo thêm: Cách điền nội dung sơ yếu lý lịch mẫu 2C - BNV/2008
Như vậy, mẫu bìa sơ yếu lý lịch nói chung hay bìa lý lịch 2C nói riêng cực kỳ quan trọng và cần thiết. Các thông tin bạn đưa ra cần chính xác, trung thực và tuyệt đối không tẩy xóa hay sai chính tả. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian và sớm hoàn thành thông tin trong sơ yếu lý lịch, bạn nên đọc kỹ lại bìa và nội dung trong sơ yếu lý lịch của mình trước khi đi công chứng nhé!