Mẫu sơ yếu lý lịch kết hôn với bộ đội được viết như thế nào? Điều kiện kết hôn với bộ đội là gì? Hướng dẫn cách viết mẫu sơ yếu lý lịch kết hôn với bộ đội.
Mẫu sơ yếu ký lịch 1a của Bộ Nội Vụ được sử dụng dành cho các cán bộ công chức, viên chức khi ứng tuyển. Hãy cập nhật nội dung hướng dẫn chi tiết sau đây để giúp các bạn có thể tìm hiểu cách viết mẫu sơ yếu lý lịch 1a cụ thể.
Mẫu sơ yếu lý lịch 1a của Bộ Nội Vụ được sử dụng cho các cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc ở Bộ Nội Vụ để khai báo những thông tin cần thiết theo mẫu lý lịch cơ bản.
Mẫu sơ yếu lý lịch 1a của Bộ Nội Vụ có những thông tin giống với mẫu sơ yếu lý lịch thông thường, nhưng cũng lại có những phần thông tin khác so với mẫu sơ yếu lý lịch cơ bản.
Một mẫu sơ yếu lý lịch 1a của Bộ Nội vụ có các phần chính như sau:
- Phần thông tin cơ bản của bản thân người khai lý lịch 1a của BNV.
- Phần Đặc điểm lịch sử bản thân: gồm phần “Trước khi được tuyển dụng” và “Sau khi được tuyển dụng”.
- Phần “Tham gia tổ chức chính trị, xã hội”.
- Phần “Quá trình đào tạo của bản thân”
- Phần Khen thưởng.
- Phần Quan hệ gia đình (Vợ chồng và các con; ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột thịt; ông bà nội/ngoại, anh chị em ruột của vợ/chồng).
- Phần Tự nhận xét.
- Phần chữ ký, xác nhận, dấu xác nhận của cơ quan/đơn vị.
Tham khảo thêm: Mẫu sơ yếu lý lịch 2C - BNV/2008
Trước khi viết nội dung bên trong của mẫu Sơ yếu lý lịch của Bộ Nội Vụ thì chúng ta cần phải điền nội dung bên ngoài bìa sơ yếu.
Theo đó phía bên ngoài bìa của bản sơ yếu lý lịch sẽ bao gồm các nội dung thông tin như sau:
- Quốc hiệu – Tiêu ngữ: Viết đúng thể thức của văn bản hành chính.
- Tên bản sơ yếu lý lịch: viết căn giữa của khổ giấy, chữ in hoa, bôi đậm:
LÝ LỊCH
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
- Thông tin tổng quát về bản thân của người khai:
+ Họ tên của người khai lý lịch mẫu 1a BNV: Viết chữ in hoa.
+ Tên gọi khác: nếu bạn có thêm tên gọi khác thì có thể ghi vào.
+ Ngày, tháng, năm sinh: bạn ghi đúng ngày sinh, tháng đẻ của mình theo trong giấy khai sinh.
+ Quê quán (nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú): ghi rõ địa chỉ theo trong hộ khẩu thường trú.
+ Chức vụ của cá nhân hiện tại.
+ Cơ quan quản lý hiện tại/cơ quan sử dụng hiện tại.
Như đã trình bày ở phần trên thì nội dung bên trong của mẫu sơ yếu lý lịch gồm các phần chính. Chúng ta hãy khám phá cách viết nội dung trong từng phần để phục vụ cho việc khai lý lịch mẫu 1A của BNV.
Ở phần lý lịch cá nhân thì các bạn cũng khai báo những thông tin cơ bản liên quan tới bản thân mình, những thông tin đó gồm:
- Chuẩn bị ảnh thẻ với cỡ ảnh là (4x6).
- Nội dung cá nhân giống như nội dung bên ngoài bìa sơ yếu lý lịch 1a chúng ta vừa nói trên.
- Nơi ở hiện tại: ghi đúng từ số nhà, tên đường phố, tên thành phố, tên xóm, tên thôn, xã, huyện và tỉnh.
- Nghề nghiệp của bản thân trước và trong khi được tuyển.
- Thời gian và tên cơ quan tuyển dụng cá nhân bạn.
- Chức vụ hiện tại của bạn.
- Nhiệm vụ chính trong công việc bạn làm là gì?
- Ngạch công chức, mã ngạch, bậc lương bạn được hưởng, hệ số lương, ngày được hưởng lương theo hệ số đó, các loại phụ cấp.
- Trình độ GDPT: Bạn ghi đã tốt nghiệp hay chưa? Học đến lớp mấy? Hệ nào?...
- Trình độ chuyên môn cao nhất của bạn: bạn có thể ghi các trình độ như: Thạc sĩ, Tiến sĩ khoa học, Cao đẳng, Đại học, Sơ cấp, Đào tạo chuyên nghiệp.
- Trình độ lý luận chính trị: bạn có thể ghi các trình độ như là Cao cấp, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp...
- Trình độ Quản lý Nhà nước: Bạn có thể ghi Chuyên viên, chuyên viên cao cấp/chính, cán sự...
- Trình độ ngoại ngữ và Tin học: bạn có trình độ cụ thể thế nào thì bạn ghi như vậy.
- Ngày vào Đảng, ngày tham gia vào những tổ chức chính trị xã hội, ngày nhập và xuất ngũ (nếu có).
- Danh hiệu mà cá nhân được phong tặng.
- Sở trường trong công tác.
- Tình trạng sức khỏe: ghi ổn định, nếu bạn có bệnh hoặc gặp vấn đề gì liên quan sức khỏe thì cũng ghi vào.
- Số đo cơ thể: chiều cao, cân nặng và thông tin nhóm máu.
- Số thẻ căn cước/chứng minh thư nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.
Tham khảo thêm: Chi tiết mẫu sơ yếu lý lịch theo quy định Nhà nước
Đối với phần này, bạn cần khai báo hai vấn đề đó là thông tin vào thời điểm “trước khi bạn được tuyển dụng” và thời điểm “khi được tuyển dụng”.
Những thông tin đó bao gồm:
- Thời gian tương ứng mỗi hoạt động.
- Ghi tên trường bạn đã học, tốt nghiệp.
- Ghi rõ những công việc bạn đã làm, địa điểm.
- Ghi rõ tên của cơ quan tổ chức, đơn vị làm việc.
- ...
Bạn cần ghi rõ thời gian của từng hoạt động khi được tuyển dụng.
- Đơn vị bạn được tuyển dụng (gồm đơn vị chủ quản và đơn vị trực thuộc).
- Công việc, nhiệm vụ chính mà bạn được giao, bao gồm ghi rõ chức danh của bạn, chức vụ công việc).
- Ngạch, bậc lương, phục cấp.
Bạn cần ghi rõ về các mốc thời gian cụ thể của từng hoạt động.
- Bạn có tham gia vào Đoàn không? Thời gian.
- Bạn có tham gia vào các hoạt động nào trong tổ chức chính trị và xã hội không?
- Bạn có tham gia vào các tổ chức xã hội nghề nghiệp nào không?
- ...
Nếu bạn tham gia vào tổ chức nào nêu trên thì ghi rõ tên của tổ chức đó, tên của đoàn hội, tên của trụ sở, chức vụ/chức danh bạn đã giữ là gì?
Ở phần này, bạn cần ghi rõ các thông tin chi tiết như sau:
- Ghi rõ tên trường đào tạo.
- Ghi rõ về chuyên ngành học.
- Ghi rõ thời gian (tháng, năm) đào tạo.
- Ghi rõ hình thức đào tạo.
- Ghi rõ tên văn bằng...
Bạn cần ghi rõ thời gian được nhận khen thưởng hoặc kỉ luật.
- Ghi rõ nội dung và hình thức khen thưởng trong mục Khen thưởng.
- Ghi rõ nội dung, lý do và hình thức kỷ luật trong mục Kỷ luật.
- Ghi rõ cấp quyết định.
Khi khai báo mối quan hệ gia đình trong Sơ yếu lý lịch mẫu 1a của Bộ Nội Vụ thì các bạn cần khai báo đầy đủ thông tin theo các mối quan hệ cụ thể gồm:
- Quan hệ gia đình phương diện vợ chồng & con cái.
- Quan hệ gia đình mang tính chất thân tộc:
+ Quan hệ ông bà nội/ngoại của bản thân, bố mẹ đẻ, anh chị em ruột.
+ Quan hệ ông bà nội/ngoại của bên nhà chồng hoặc vợ, bố mẹ và anh/chị/em của bên nhà chồng hoặc vợ.
Với những mối quan hệ này thì các bạn đều cần phải khai báo chi tiết những thông tin như sau:
- Họ và tên của từng người, ngày sinh, nghề nghiệp của từng người.
- Lịch sử bản thân mỗi người: chế độ làm việc trước đây.
- Công việc hiện tại từng người.
- Chức danh của mỗi người.
- Địa điểm, cơ quan làm việc.
- Nơi cư trú của mỗi người.
- ...
Đối với phần này thì người khai lý lịch được phép tự do nhận xét về khả năng, phẩm chất và con người của mình.
Những vấn đề mà các cá nhân phải tự nhận xét còn bao gồm:
- Phẩm chất trong khía cạnh chính trị của bản thân.
- giá trị đạo đức, lối sống của bản thân.
- Ý thức trong kỷ luật.
- Năng lực của bản thân.
- Sở trường của mình và công tác.
- ...
Đối với phần kết sẽ gồm hai phần nhỏ đó là:
Ở phần của người khai sẽ có lời cam kết về tính đúng của những thông tin khai trong sơ yếu lý lịch, tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với từng thông tin được khai trong lý lịch.
Sau đó ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm khai lý lịch, ký tên và ghi rõ họ tên để hoàn thiện phần của cá nhân mình.
Phần này cần ghi thông tin:
- Họ tên của người khai thông tin (là cán bộ, công chức).
- Xác nhận của cơ quan về tính đúng của tờ khai.
- Ghi rõ địa điểm, thời gian về ngày, tháng và năm xác nhận.
- Ký tên, đóng dấu (Thủ trưởng, quản lý của cơ quan đơn vị).
Tham khảo thêm: Các thông tin trong sơ yếu lý lịch có thời hạn bao lâu?
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu sơ yếu lý lịch 1a của Bộ Nội Vụ, giúp các bạn có cách viết hoàn thiện từng phần trong sơ yếu để đáp ứng đúng những yêu cầu về mặt nội dung của bản lý lịch mẫu 1a.