Ngân sách là gì? Tìm hiểu về ngân sách nhà nước và vai trò

By   admin    19/11/2019

Ngân sách luôn là vấn đề được tất cả mọi người trong mọi lĩnh vực quan tâm đến. Vậy ngân sách là gì? Tìm hiểu về ngân sách nhà nước.

Ngân sách luôn là vấn đề được tất cả mọi người trong mọi lĩnh vực quan tâm đến. Vậy ngân sách là gì? Tìm hiểu về ngân sách nhà nước. Bài viết sau, vieclamtaichinh68.com sẽ giải đáp cho các bạn các câu hỏi trên.

Budger là gì? Các loại ngân sách phổ biến

Khái niệm ngân sách

Ngân sách là kế hoạch thu và chi được xác định từ trước của các tác nhân kinh tế như hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ. Đây là một kế hoạch cho tiết kiệm và chi tiêu.

Tham khảo thêm: Budget là gì?

Các loại ngân sách

Gồm có 3 loại ngân sách đó là: Ngân sách hộ gia đình, ngân sách doanh nghiệp, ngân sách nhà nước.

Ngân sách hộ gia đình

Là kế hoạch thu và chi của các hộ gia đình. Số liệu về ngân sách gia đình được thu thập thông qua các cuộc điều tra ngân sách gia đình do cơ quan thống kê nhà nước thực hiện.

Ngân sách doanh nghiệp

Là kế hoạch thu chi của các doanh nghiệp được biểu hiện bằng hiện vật hoặc tài chính cho một thời kỳ nhất định trong tương lai, trong kế hoạch thu ngân sách, người ta dự kiến doanh thu bán hàng (được phân loại theo nhóm sản phẩm, khu vực bán hàng và loại khách hàng) dựa trên các kết quả dự báo nhu cầu.

Ngân sách nhà nước 

- Là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

Tham khảo thêm: Mục đích và các yếu tố ảnh hưởng tới budget

Một số đặc điểm cơ bản và vai trò của ngân sách nhà nước (NSNN)

Một số đặc điểm cơ bản

+ NSNN gắn liền với sự tồn tại, phát triển của nhà nước, mang màu sắc chính trị khác nhau tùy theo mỗi quốc gia và mỗi chế độ xã hội.

+ NSNN mang tính pháp lý cao, tất cả mọi hoạt động thu, chi NSNN đều gắn liền với quyền lực kinh tế-chính trị của nhà nước. Nếu như các loại ngân sách của các chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế chie phản ánh các hành vi kinh tế thuần túy về nội dung thu, chi thì NSNN được luật pháp hóa thành các luật cụ thể nhằm đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động tài chính nhà nước, góp phần quản lý hiệu quả tài chính.

+ NSNN được thiết lập và sử dụng vì lợi ích chung cho cả quốc gia không biết người thụ hưởng là ai, thuộc thành phần kinh tế nào hay tầng lớp xã hội nào.

+ NSNN là quỹ tiền tệ tập chung lớn nhất của một quốc gia và được phân chia cấp quản lý để sử dụng vào những mục đích nhất định.

Ngân sách là gì? Vai trò của ngân sách nhà nước

Vai trò ngân sách nhà nước

Quỹ NSNN được tạo lập trên cơ sở các nguồn thu từ các chủ thể trong xã hội. Mặc dù các nguồn thu này không mang tính hoàn trả trực tiếp nhưng các chủ thể trong nền kinh tế lại được hưởng các lợi ích gián tiếp do Nhà nước mang lại như: hệ thống cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, an toàn trật tự an ninh quốc phòng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng…Các hàng hóa dịch vị đó là những yếu tố cốt lõi cho sự phát triển ổn định và bền vững của một đất nước. Như vậy, vai trò của NSNN là:

+ Động viên tập chung các nguồn tài chính quốc gia để đáp ứng đầy đủ nhu cầu chi tiêu của NSNN, thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước.

+ NSNN là một công cụ quan trọng trong quản lý vĩ mô của nhà nước.

+ Thông qua chi NSNN đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, môi trường, hệ thống trường học bệnh viện…các nền tảng cơ bản được hình thành và phát triển nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho các chủ thể trong nền kinh tế-xã hội.

+ Chi NSNN đầu tư vào những cơ sở kinh tế quan trọng, mũi nhọn để chống độc quyền, định hướng cho sự phát triển kinh tế.

+ NSNN thực hiện trợ giá, bù lỗ cho các đơn vị sản xuất, nhóm sản phẩm trong những giai đoạn khó khăn nhằm ổn định cơ cấu kinh tế.

+ Về kinh tế: thông qua các hình thức thuế, nhà nước vừa tiến hành các hoạt động thu ngân sách, vừa thực hiện điều tiết quản lý vĩ mô.

+ Về xã hội: thông qua thu, chi NSNN nhà nước thực thi các chính sách kinh tế xã hội: giải quyết công ăn việc làm, tác động vào chính sách dân số trong nước, kế hoạch hóa gia đình….

+ Nhà nước cũng tham gia thường xuyên vào quản lý thị trường trong nhà nước thông qua hoạt động thu, chi NSNN để tác động làm ổn định giá cả thị trường.

Tham khảo thêm: Đặc điểm, loại hình của cơ quan nhà nước

Qua bài viết trên có thể đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngân sách, đặc biệt hiểu biết thêm về NSNN. Vì NSNN là một mục NSNN đang rất được quan tâm đến hiện nay. Mong bài viết sẽ giúp ích cho các bạn khi tìm hiểu về ngân sách.

>> Xem thêm:

5/5 (2 bình chọn)