Chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch là gì và tại sao cần phải chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch. Thời gian làm hồ sơ sẽ mất bao lâu và lệ phí là bao nhiêu?
Nguồn vốn là một trong hai đối tượng quan trọng phải nghiên cứu đầu tiên của khoa học kế toán. Vậy nguồn vốn là gì và cách phân loại nguồn vốn như thế nào?
Nguồn vốn là một trong hai đối tượng quan trọng phải nghiên cứu đầu tiên của khoa học kế toán. Vậy nguồn vốn là gì và cách phân loại nguồn vốn như thế nào? Cùng vieclamtaichin68.com tìm hiểu ngay nhé!
Nguồn vốn là những nguồn hình thành nên vốn hay còn được biết đến là tài sản của doanh nghiệp. Do đó, nguồn vốn phản ánh nguồn gốc của vốn được doanh nghiệp huy động để sử dụng cho các hoạt động kinh doanh của mình.
Tất cả các doanh nghiệp đều cần có vốn và việc đầu tư hay phân bổ vốn như thế nào sẽ hình thành nên tài sản của doanh nghiệp như tài sản cố định, tài sản đầu tư, tài sản dự trữ,…
Tham khảo thêm: Vốn hóa là gì?
Nguồn vốn rất đa dạng, vì vậy, doanh nghiệp cần có những sự lựa chọn cân nhắc kỹ càng để đáp ứng nhu cầu về vốn của mình. Có một số cách để phân loại nguồn vốn như căn cứ theo công dụng kinh tế, quan hệ sở hữu, nguồn huy động, thời gian huy động và sử dụng vốn,…
Ở đây, bài viết sẽ giúp các bạn phân loại nguồn vốn căn cứ theo mối quan hệ sử hữu. Dựa trên tiêu thức này, nguồn vốn chia ra làm hai loại: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu khi được thành lập chính là vốn góp của chủ sở hữu hay các cổ đông trong các công ty cổ phần, các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn.
Sau một thời gian kinh doanh, doanh nghiệp có được lợi nhuận, thường không chia hết lãi cho các chủ sở hữu mà giữ lại một phần để tăng vốn dưới khoản mục lợi nhuận giữ lại hoặc trích cho các quỹ dùng với mục đích cụ thể như quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư,…
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thường sẽ có các loại sau:
- Vốn góp: Các vốn góp ban đầu của các nhà đầu tư, cổ phần, vốn liên doanh, liên kết,…
- Thặng dư vốn cổ phần: Là phần chênh lệch giữa giá phát hành cổ phiểu và mệnh giá cổ phiếu.
- Lợi nhuận chưa phân phối hay còn gọi là lợi nhuận giữ lại: Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp có được lãi, doanh nghiệp sẽ giữ lại một phần để tái đầu tư mở rộng kinh doanh và làm gia tăng nguồn vốn của mình.
- Các quỹ được hình thành từ lợi nhuận như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ sản xuất, quỹ khen thưởng,…
- Ngoài ra, vốn chủ sở hữu còn được bổ sung bằng phần chênh lệch đánh giá lại tài sản tại những thời điểm đặc biệt khi có quyết định yêu cầu từ đại hội cổ đông hoặc cơ quan thẩm quyền nhà nước.
Tham khảo thêm: Thị trường vốn - Các công cụ vay vốn của doanh nghiệp
Nợ phải trả
Cùng với nguồn vốn tự có của mình, doanh nghiệp còn có một nguồn vốn khác có vai trò rất quan trọng, đó là vốn huy động. Nguồn vốn huy động chính là nợ phải trả, là nguồn vốn có thể đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất hay đứng trước những nhu cầu cấp thiết tạm thời.
Các nguồn vốn huy động có thể kể đến tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng thuê mua, phát hành trái phiếu và kéo theo đó là nghĩa vụ phải trả của doanh nghiệp.
Ưu điểm của nguồn vốn được huy động từ bên ngoài là lá chắn thuế mà chúng đem lại, đồng thời doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế đòn bẩy tài chính gia tăng lợi nhuận cho cổ đông. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải đứng trước áp lực trả lãi và gốc, nếu nhà quản trị sử dụng quá nhiều nợ thì sẽ làm gia tăng rủi ro tài chính và gây ảnh hưởng trực tiếp đến công ty.
Một khoản nợ được báo cáo trong bảng cân đối kế toán cho thấy được trách nhiệm thanh toán của doanh nghiệp vào thời điểm lập báo cáo. Doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ nợ phải trả cho đến khi chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. Sau thời điểm đó, doanh nghiệp sẽ không cần thanh toán nữa mà các trái chủ đã trở thành cổ đông mới.
Dựa trên thời gian trả nợ, nợ phải trả sẽ chia ra làm hai nhóm: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Trong đó, nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn trong 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh còn nợ dài hạn sẽ có thời hạn dài hơn. Hai nhóm nợ này sẽ giúp cho người đọc đánh giá được dễ dàng khả năng và trách nhiệm thanh toán của doanh nghiệp.
Tham khảo thêm: Dư nợ là gì?
Cách phân chia nguồn vốn và sự biến động của nguồn vốn khá phức tạp, vì vậy các kế toán cần phải nắm rõ và chính xác trong từng báo cáo. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về khái niệm và cách phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp.
>> Bài liên quan: