Chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch là gì và tại sao cần phải chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch. Thời gian làm hồ sơ sẽ mất bao lâu và lệ phí là bao nhiêu?
Ngành kiểm toán được xem là ngành học mang lại nhiều tiềm năng cho người theo học. Những thông tin vieclamtaichinh68.com chia sẻ về ngành nghề này hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.
Ngành kiểm toán được xem là ngành học mang lại nhiều tiềm năng cho người theo học. Lựa chọn ngành học này sinh viên sẽ có cơ hội được làm việc trong các môi trường cạnh tranh, chuyên nghiệp với mức lương tương đối hấp dẫn.
Thông thường khi thi đầu vào tại các trường Đại học, Cao đẳng bạn sẽ học chung các kiến thức đại cương cũng như các kiến thức kế toán – kiểm toán. Sau khi hoàn thành 4 kì học bạn sẽ đứng trước hai lựa chọn là theo chuyên ngành kế toán hay kiểm toán. Vậy ngành kiểm toán khác gì so với ngành kế toán?
Ngành kiểm toán là gì? Hầu hết chương trình học cơ bản về kế toán – kiểm toán được xây dựng tương đương nhau, tuy nhiên khi phân chuyên ngành, nếu kế toán chuyên sâu vào các nghiệp vụ kế toán và cách thực hiện các báo cáo, phân tích tài chính, kế toán thì chuyên ngành kiểm toán sẽ giúp bạn vừa nắm được các kiến thức, nghiệp vụ kiểm toán cơ bản lại vừa được học thêm về lý thuyết, nghiệp vụ xử lý, kiểm tra hoạt động kế toán, các thủ tục kiểm toán.
Có thể nói, kiểm toán là chuyên ngành được học rộng hơn so với ngành kế toán.
Tham khảo thêm: Kế toán và các công việc của một kế toán
Kiểm toán là công việc khá "hot" trên thị trường lao động hiện nay. Mặc dù xuất hiện sau và ít phổ biến hơn so với kế toán, song những năm gần đây xu hướng lựa chọn ngành kiểm toán lại đang ngày một gia tăng.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, số lượng các công ty về kiểm toán sẽ tăng với hơn 20.000 kiểm toán viên trong vòng 10 năm tới. Nhu cầu tuyển dụng với ngành nghề này cũng được gia tăng do những vấn đề bức thiết từ thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nghề kiểm toán được hiểu đơn giản là kiểm tra và đánh giá các hoạt động của kế toán tại các doanh nghiệp. Cụ thể, công việc của một kiểm toán viên sẽ là kiểm tra, đánh giá các bản báo cáo tài chính, tổ chức kiểm tra tình hình tài chính thông qua các buổi lắng nghe thuyết trình và báo cáo kết quả điều tra.
Kiểm toán bộ phận sẽ thực hiện các nhiệm vụ chuyên biệt như: kiểm toán hiệu quả, hiệu năng (kiểm tra và đánh giá hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như hoạt động sản xuất, mua bán, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ, các chiến lược kinh doanh, phát triển…); kiểm toán thông tin (kiểm tra, đánh giá tính xác thực của các tài liệu, số liệu thống kê, phân tích…); kiểm toán tính quy tắc (kiểm tra, đánh giá thủ tục và quá trình xử lý, quyết toán, kế toán).
Bạn có thể tìm việc làm kiểm toán một cách nhanh chóng và đơn giản trên các trang web tuyển dụng việc làm hay những hội nhóm tuyển dụng trên mạng xã hội.
Tham khảo thêm: Ngành tài chính ngân hàng có dễ xin việc không?
Ngành kiểm toán thường có những đòi hỏi cao hơn về kỹ năng chuyên môn cũng như các nghiệp vụ xử lý công việc so với ngành kế toán. Đồng thời, kiểm toán cũng là một ngành học mang tính cạnh tranh, môi trường làm việc linh hoạt hơn, không đơn thuần làm việc cố định tại một doanh nghiệp. Vì vậy, khi theo học ngành kiểm toán, sinh viên cũng nên xác định trước những áp lực mà một kiểm toán viên sẽ phải đối mặt.
Ngoài năng lực về chuyên môn, kiểm toán viên cũng phải là một người có sức khoẻ tốt, không ngại việc di chuyển, làm tăng ca, làm ngoài giờ để đảm bảo hoàn thành khối lượng công việc lớn. Chính bởi lý do này, các bạn nam thường có xu hướng chọn ngành kiểm toán nhiều hơn các bạn nữ khi tách chuyên ngành.
Vì những yêu cầu cao hơn về mặt nhân lực nên mức lương của ngành kiểm toán cũng thường cao hơn so với những kế toán thông thường.
Nhiều sinh viên khi mới ra trường thường bó hẹp phạm vi làm việc của ngành kiểm toán chỉ là ở các công ty kiểm toán Nhà nước nên rất khó xin việc và có rất ít cơ hội cạnh tranh.
Tuy nhiên, trên thực tế, một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kiểm toán có thể làm việc ở các cơ quan kiểm toán nhà nước hay bất kì bộ phận kiểm toán nội bộ tại một doanh nghiệp nào đó. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều đơn vị tư vấn, công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán doanh nghiệp.
Các công ty kiểm toán nước ngoài cũng đang rất quan tâm tới thị trường Việt Nam nên sinh viên theo học ngành kiểm toán sẽ có khá nhiều lựa chọn về nơi làm việc trong tương lai.
Tham khảo thêm: 5 việc làm kế toán tại TP HCM có nhu cầu tuyển dụng cao
Nếu bạn là một người có đam mê với ngành kiểm toán và sẵn sàng chịu được những áp lực mà công việc này phải đối mặt thì đừng ngần ngại mà hãy lựa chọn ngay ngành học này. Bởi theo xu hướng trên thị trường lao động thì đây là một ngành đầy tiềm năng phát triển.
>>> Xem thêm các bài viết: