Chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch là gì và tại sao cần phải chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch. Thời gian làm hồ sơ sẽ mất bao lâu và lệ phí là bao nhiêu?
Phân tích kỹ thuật là gì? Phân tích là phương pháp dựa trên những nghiên cứu cụ thể đưa vào áp dụng trên thực tế một cách chính xác và có hiệu quả nhất.
Trong kinh tế học nói chung và kinh tế tài chính nói riêng, phương pháp phân tích kỹ thuật là một trong những phương pháp được vận dụng rộng rãi. Bài viết sau đây, vieclamtaichinh68.com sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ cho người đọc về khái niệm cũng như chức năng của phương pháp này.
Như đã biết, thị trường tài chính là một môi trường đi liền với những thay đổi, biến động không ngừng. Mặt khác, những biến động này diễn ra nhanh chóng, đôi lúc chỉ là diễn biến nhỏ nhưng tác động của nó hoàn toàn không thể xem thường. Để nắm bắt, theo dõi và rút ra bản chất, quy luật của những diễn biến này, thông qua đó thực hiện đối chiếu thông tin với thực tế để có bước đi hiệu quả trên thị trường, một phương pháp tối ưu là điều mà bất kỳ nhà đầu tư tài chính nào cũng phải nghiên cứu tìm ra cho mình. Chính vì vậy, phương pháp phân tích kỹ thuật là một trong những công cụ phục vụ hiệu quả cho mục đích trên.
Phương pháp phân tích kỹ thuật bắt nguồn từ tính chất biến động của thị trường tài chính, được các nhà nghiên cứu trên thế giới phát minh từ rất sớm ngay khi khởi đầu sự phát triển của kinh tế thị trường. Một cách dễ hiểu nhất, phân tích kỹ thuật là phương pháp dựa trên những đánh giá, khảo sát giá cả trong các kết quả rút ra từ quá khứ để dự đoán xu hướng thị trường trong tương lai.
Tương tự những phương pháp có tính năng dự đoán khác, đây cũng chỉ là công cụ hỗ trợ thực hiện dự tính và lường trước những khả năng xảy ra một cách có căn cứ, hoàn toàn không mang tính chất đảm bảo tuyệt đối. Các kết quả chính xác còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác cũng như dựa vào những diễn tiến thực tế đầu tiên trên thị trường sau khi dự đoán.
Phương pháp phân tích kỹ thuật thông thường được sử dụng phổ biến ở các chuyên ngành tài chính chứng khoán, tiền tệ, chỉ số giá hàng hoá, đo lường tình trạng cung-cầu,…hoặc các chuyên ngành liên quan có chịu sự tác động đáng kể của cơ chế cung-cầu trên thị trường.
Tham khảo thêm: Phân tích PEST là phương pháp gì ?
Phân tích kỹ thuật là phương pháp dựa trên những nghiên cứu cụ thể đưa vào áp dụng trên thực tế một cách chính xác và có hiệu quả nhất, hoàn toàn không nên sử dụng theo phương thức ngẫu nhiên, chủ quan định tính của người phân tích. Bắt nguồn từ lý thuyết Dow (công trình của nhà nghiên cứu Charles Dow), phương pháp này từ đó có những bước khởi xướng đầu tiên. Trong đó, những nguyên tắc định lý sau đây được áp dụng nhiều nhất:
Các nhà nghiên cứu cho rằng giá cả là yếu tố phản ánh chính xác, đầy đủ về tình trạng của thị trường hiện tại. Thông qua giá cả, có thể phân tích hành vi khách hàng, mức độ đầu tư của nhà sản xuất, chiến lược kinh doanh, xu hướng tiêu dùng, định hướng của thị trường tài chính,…Vì vậy, phương pháp phân tích kỹ thuật đã vận dụng sự liên quan này làm cơ sở, dựa vào đó phân tích, nghiên cứu để chỉ ra các dự báo đối với thị trường tương lai.
Tương tự như trên, giá cả biến động trên thị trường cũng được các nhà nghiên cứu cho rằng nó không thể ngẫu nhiên biến động mà phải dựa vào cơ chế tác động nào đó. Đương nhiên bên cạnh đó cũng có trường hợp biến động bất ngờ vì các tác động tự nhiên không chủ đích. Trên cơ sở xác định được nguyên nhân của những tác động kể trên, nhà nghiên cứu sẽ có cơ sở để chỉ ra những yếu tố đang tồn tại hiệu quả trên thị trường và đề ra hướng giải quyết hợp lý trong tương lai với quyết định nên ngăn chặn hay khuyến khích những yếu tố này.
Các nhà nghiên cứu sẽ đặt câu hỏi rằng điều gì đang tác động đến giá cả nói riêng và thị trường nói chung hơn là đi đào sâu nguyên nhân xuất phát của các tác động này. Bởi vì suy cho cùng, mục đích của phân tích kỹ thuật là hướng tới chỉ điểm các yếu tố này nhằm đề ra xu hướng thị trường để có các chiến lược phù hợp, không quan tâm nhiều đến việc giải quyết nguyên nhân gây nên các yếu tố tác động đến thị trường, vì đây đã thuộc phạm trù vĩ mô hơn rất nhiều.
Tham khảo thêm: Khái niệm và nhiệm vụ của phân tích thị trường
Dựa vào những đặc điểm trên , phương pháp phân tích kỹ thuật là một phương pháp có cơ sở rõ ràng, phục vụ hiệu quả quá trình tham gia nghiên cứu thị trường. Thông qua việc tìm hiểu cũng như ứng dụng phương pháp này sẽ giúp ích rất nhiều cho các chủ thể hoạt động trên lĩnh vực kinh tế tài chính vốn tiềm ẩn muôn vàn rủi ro.
>> Xem thêm: