Giám đốc tài chính là gì? Giám đốc tài chính làm gì? Yêu cầu để trở thành giám đốc tài chính. Công việc của giám đốc tài chính bao gồm những gì?
Quản trị rủi ro tài chính là xác định mức rủi ro, dự đoán mức rủi ro sẽ gặp phải và kiểm soát mức rủi ro đó bằng cách hạn chế nó, ngăn không cho nó xảy ra.
Các doanh nghiệp trong nền kinh tế không chỉ tạo ra lợi nhuận bằng các hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ mà họ còn đầu tư trên lĩnh vực tài chính. Vì vậy, họ dùng đến công cụ quản trị rủi ro tài chính. Quản trị rủi ro tài chính bằng cách nào và như thế nào? Cùng vieclamtaichinh68.com tìm hiểu ngay nha!
Quản trị rủi ro tài chính là việc xác định mức rủi ro, dự đoán mức rủi ro có thể gặp phải và kiểm soát mức rủi ro đó bằng cách hạn chế nó, ngăn không cho nó xảy ra hay giảm đến mức rủi ro trong tính toán.
Thị trường tài chính là loại thị trường trao đổi, mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng vốn vay dưới nhiều hình thức khác nhau như trái phiếu, cổ phiếu, tiền tín dụng… Đây là thị trường đầu tư sinh lời khá hiệu quả bằng việc luân chuyển vốn vay từ những người thặng dư đến những người thiếu hụt vốn vay trong nền kinh tế. Tuy nhiên, vì đối tượng hàng hóa là vốn vay nên thị trường này luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định.
Tham khảo thêm: Nguồn lực tài chính là gì?
Rủi ro tín dụng là rủi ro hay gặp nhất và cũng là rủi ro mọi người thường nghĩ đến khi đầu tư vào thị trường tài chính. Đó là việc người vay không có khả năng trả nợ, người cho vay coi như mất đi khoản tiền đã cho vay.
Việc người vay không có khả năng trả nợ có thể do nhiều lý do mà thực tế ban đầu không ai nghĩ đến. Giả dụ như khi vay tiền, thu nhập của người vay rất ổn định nhưng đến hạn trả tiền, họ làm ăn thua lỗ, không còn khả năng tài chính. Hoặc do họ bị tai nạn, mất sức lao động...
Là rủi ro khi lợi nhuận thực tế thu được nhỏ hơn lợi nhuận kỳ vọng do sự biến động mạnh của giá cả, lạm phát tăng cao… không thể lường trước được.
Vì vậy, người ta thường tìm đến công cụ tài chính phái sinh để tránh những biến động tiêu cực từ thị trường. Cụ thể, công cụ tài chính phái sinh có thể là hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, trong đó việc ký hợp đồng, cam kết xảy ra ở hiện tại một việc phải làm tại thời điểm tương lai.
Tham khảo thêm: Định nghĩa và đặc điểm cơ bản của tài chính công
Các doanh nghiệp hoạt động đều có một nguồn vốn nhất định, có được từ vốn chủ sở hữu, vốn đi vay… Họ sẽ sử dụng nguồn vốn để mua tài sản nhưng không mua hết. Số tiền còn dư lại nếu để tạo quỹ doanh nghiệp sẽ không an toàn mà cũng không sinh ra lợi, vì vậy, doanh nghiệp hầu hết đều đem số tiền này để đầu tư trên thị trường tài chính.
Ngoài doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp còn thu được doanh thu tài chính. Họ đem số vốn của mình đi đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu, đem gửi tiền vào ngân hàng, cho các tổ chức tín dụng vay… và nhận được số tiền lãi từ khoản cho vay của mình.
Cũng vì việc đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro nên doanh nghiệp buộc phải quản trị rủi ro tài chính. Những người này sẽ chịu trách nhiệm theo dõi sát sao các khoản đầu tư trên thị trường tài chính, đảm bảo việc thu lợi nhuận không gặp phải vấn đề.
Mặc dù để bù đắp những rủi ro trên, thị trường yêu cầu những người đi vay trả cho người cho vay tiền lãi coi như chi phí của việc sử dụng vốn vay, một phần bù đắp các rủi ro khi người vay không trả nợ… Tuy nhiên, phần lãi so với số tiền gốc cho vay ban đầu chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ (thường dưới 10%), không đủ để bù đắp chi phí cơ hội, cũng như giá trị của số vốn vay ban đầu mất đi.
Nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng, thị trường tài chính không còn là kênh sinh lời mà trở thành kênh hút vốn của các doanh nghiệp, nó làm giảm đi nguồn vốn mà doanh nghiệp có trong khi không tạo ra tài sản.
Tham khảo thêm: Chức năng của tài chính doanh nghiệp
Quản trị rủi ro tài chính là một việc làm vô cùng cần thiết với mỗi doanh nghiệp để kiểm soát và tạo ra lợi nhuận ổn định. Bài viết trên đã cung cấp những kiến thức về quản trị rủi ro tài chính, mong rằng sẽ hữu ích với tất cả mọi người.
>> Xem thêm: