Sơ yếu lý lịch mẫu 2C - BNV/2008 và cách điền nội dung chính xác

By   admin    07/10/2021

Nếu là cán bộ, công chức ắt hẳn bạn không còn xa lạ với bản Sơ yếu lý lịch mẫu 2C - BNV/2008. Tuy nhiên khi được yêu cầu hoàn thiện giấy tờ này, nhiều cán bộ có thể quên hoặc còn gặp khó khăn trong quá trình điền các mục cụ thể bên trong đó. Vậy hãy cùng vieclamtaichinh68.com đọc ngay bài viết này để cập nhật những hướng dẫn chuẩn chỉnh nhất giúp bản sơ yếu hoàn thiện.

1. Tìm hiểu khái quát về sơ yếu lý lịch mẫu 2C

1.1. Sơ yếu lý lịch mẫu 2C - BNV/2008 là gì?

Trong thực tế có rất nhiều mẫu Sơ yếu lý lịch khác nhau được chỉ định ban hành dùng cho các trường hợp và đối tượng khác nhau. Do đó việc tìm hiểu mẫu 2C - BNV/2008 của sơ yếu lý lịch rất quan trọng để chúng ta biết được khi nào cần sử dụng nó và có thuộc đối tượng sử dụng mẫu giấy tờ này hay không. 

Khái niệm về mẫu sơ yếu lý lịch 2C - bnv/2008
Tìm hiểu khái niệm mẫu sơ yếu lý lịch 2C - bnv/2008

Bản sơ yếu lý lịch mẫu 2C chính là mẫu sơ yếu lý lịch dành cho các đối tượng là cán bộ, công chức khai thông tin về bản thân mình. Khi gọi đầy đủ là Sơ yếu lý lịch mẫu 2C - BNV/2008 có nghĩa là văn bản này được ban hành kèm theo với Quyết định số 02 năm 2008 của Bộ Nội vụ.

1.2. Mục đích và vai trò của mẫu sơ yếu lý lịch 2c - BNV/2008

Dựa vào vai trò của một bản Sơ yếu lý lịch nói chung thì bản sơ yếu mẫu 2C - BNV/2008 cũng được dùng để trình bày tóm tắt đầy đủ các thông của người cán bộ, công chức qua đó giúp cho đơn vị tiếp nhận hồ sơ công chức của bạn nắm bắt được thông tin đầy đủ rõ ràng. Mục đích của bản sơ yếu này tùy thuộc vào hoàn cảnh và mục đích được yêu cầu kê khai, có thể là để người cán bộ, công chức hoàn thiện bộ hồ sơ dự tuyển công chức của mình, cũng có thể làm hồ sơ để đơn vị sự nghiệp, cơ quan nơi làm việc lưu giữ thông tin, giúp cho quá trình quản lý cán bộ, công chức của đơn vị được hiệu quả hơn.

Tham khảo thêm: Sơ yếu lý lịch mẫu 2C/TCTW

Vai trò của mẫu Sơ yếu lý lịch mẫu 2C
Vai trò quan trọng của mẫu Sơ yếu lý lịch 2C - BNV/2008

2. Xác định nội dung cơ bản của Sơ yếu lý lịch mẫu 2C

Cũng tương tự với mẫu Sơ yếu lý lịch tự thuật thông thường, bản sơ yếu lý lịch mẫu 2C được cấu tạo bởi các phần nội dung chính sau đây:

- Phần thông tin cơ bản của cán bộ, công chức

- Thông tin nghề nghiệp trong đơn vị tuyển dụng

- Thông tin về trình độ đào tạo

- Quá trình hoạt động

- Khen thưởng, Kỷ luật

Nội dung trong mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức
Nội dung mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức 2C - BNV/2008

 

Việc khai nội dung thông tin cho sơ yếu lý lịch mẫu 2C tuyệt đối phải chính xác. Vì thế bạn cần phải biết cách viết chi tiết cho từng mục bên trong đó. Những hướng dẫn tiếp theo đây chính là “kim chỉ nam” để bạn nhanh chóng hoàn thành nội dung cho Sơ yếu lý lịch 2C của mình nhanh chóng và đáp ứng nhất yêu cầu của đơn vị bạn dự tuyển. 

3. Hướng dẫn chi tiết cách viết sơ yếu lý lịch mẫu 2C - BNV/2008

3.1. Khai nội dung phần Thông tin cá nhân cơ bản

Họ và tên người cán bộ, công chức khai sơ yếu lý lịch viết đúng theo giấy khai sinh, bao gồm cả chữ đệm trong tên, hình thức tiêu chuẩn khi viết là dạng chữ in hoa có dấu. Nếu có một tên gọi khác là bí danh hoặc bút danh hoạt động theo nghề nghiệp thì bạn ghi vào phần Tên gọi khác, nếu như không có thì có thể bỏ trống phần này.

Thông tin về năm sinh, quê quán, dân tộc vốn dĩ đã rất quen thuộc nên không khó viết, nhưng vì dự tuyển công chức hoặc làm hồ sơ lưu trữ, bạn vẫn cần lưu ý nội dung điền cho các mục này phải thật chuẩn, không được viết thiếu hoặc nhầm lẫn. Thông thường chỉ mục nội dung của ngày tháng năm sinh chỉ ghi Ngày sinh hoặc Năm sinh nhưng hàm ý yêu cầu bạn viết đầy đủ cả ngày/tháng/năm sinh, đừng chỉ ghi mỗi ngày sinh hoặc năm sinh, tháng sinh. 

Cách viết mẫu sơ yếu lý lịch 2c
Cách viết chuẩn nội dung mẫu sơ yếu lý lịch 2c - BNV/2008

Nơi sinh và quê quán có những nguyên tắc ghi riêng. Về nơi sinh, bạn ghi theo giấy khai sinh. Còn Quê quán sẽ ghi địa chỉ nơi sinh sống của cha ruột hoặc ông nội của người cán bộ. Một vài trường hợp đặc biệt nếu không biết cha ruột là ai thì có thể ghi địa chỉ của mẹ hoặc địa chỉ quê quán của người nuôi dưỡng. Lưu ý ghi địa chỉ chi tiết từ cấp thôn xã trở lên. 

Đây chính là những điểm cần đặc biệt lưu ý khi kê khai nội dung phần đầu tiên này. Nhìn chung không quá khó khăn đối với trình độ học vấn và nhận thức của các cán bộ công chức.

Tham khảo thêm: Chi tiết cách điền mẫu sơ yếu lý lịch Đảng viên

3.2. Thông tin nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch 2C

Tất cả mọi thông tin liên quan đến nghề nghiệp mà cán bộ đang  làm đều được yêu cầu khai đầy đủ, chi tiết và chính xác ở phần 2 của bản sơ yếu lý lịch. Trước tiên đó là khai thông tin về nghề nghiệp đã đảm nhận khi được tuyển dụng. Mục này rất dễ gây khó hiểu cho cán bộ khai thông tin, bản chất mục này đòi hỏi bạn đưa thông tin đã từng làm công việc gì trước khi được tuyển dụng vào làm cán bộ, công chức. Nếu như trước đó chưa làm gì thì chỉ cần điền chân thật vào phần này dòng chữ “Không nghề nghiệp” là đủ.

Tiếp đến, ghi chính xác ngày tháng năm bạn nhận được quyết định tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp để trở thành công chức, cán bộ. Nêu rõ chức vụ và chức danh đang nắm giữ ở hiện tại. Công việc chính đang đảm nhận từ cơ quan là gì và đang ở ngạch công chức/viên chức nào cũng nêu ra. Chẳng những vậy, thông tin chi tiết đến bậc lương, hệ số, ngày hưởng lương và các khoản phụ cấp cũng được trình bày đầy đủ ở bản sơ yếu này. 

Hướng dẫn viết Sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức
Hướng dẫn chi tiết cách viết Sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức

Đi sâu về việc kê khai trình độ đào tạo, người cán bộ cần điền nội dung về trình độ giáo dục của bản thân như sau:

- Trình độ giáo dục phổ thông: bạn điền hai hệ thông tin gồm lớp tốt nghiệp và hệ đào tạo. Ví dụ: 12/12 hệ bổ túc văn hóa,...

- Trình độ chuyên môn cao nhất: tùy vào trình độ chuyên môn bạn đạt được cao nhất đến thời điểm khai lý lịch là gì thì ghi trình độ đó. Có thể là: Thạc sĩ, tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, cử nhân, cao đẳng,...

- Phần trình độ ngoại ngữ bạn lưu ý ghi rõ tên của ngoại ngữ được đào tạo kèm theo trình độ đào tạo là loại gì. Ví dụ: Anh B, Nga C, Pháp A. Còn nếu như người cán bộ đã sở hữu tấm bằng về ngoại ngữ từ cử nhân trở lên thì cần phải ghi tên của bằng kèm theo tên ngoại ngữ đã được đào tạo để cấp bằng, ví dụ Cử nhân Anh văn, Thạc sĩ Pháp văn,...

3.3. Một số mục thông tin khác trong sơ yếu lý lịch 2C

Sơ yếu lý lịch mẫu 2C - BNV/2008
Sơ yếu lý lịch mẫu 2C - BNV/2008 viết như thế nào?

Rất nhiều thông tin khác được yêu cầu kê khai đầy đủ trong sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức mẫu 2C song không có khó khăn trong quá trình hiểu và trình bày thông tin nên đến mục nào bạn khai chính xác nội dung mục đó. Chẳng hạn như nội dung về tình trạng sức khỏe bạn ghi rõ tình trạng sức khỏe hiện tại là tốt, trung bình hay tình trạng kém, phần này cần phải ghi khớp với kết quả kết luận trong giấy khám sức khỏe kèm theo bộ hồ sơ cán bộ , công chức. Hoặc mục ghi thông tin về số chứng minh thư thì bạn điền chính xác số chứng minh thư của mình kèm theo địa điểm, thời gian cấp.

Tham khảo thêm: Những thông tin quan trọng về sơ yếu lý lịch giáo viên

Nhìn chung bài viết này đã giúp bạn hiểu được Sơ yếu lý lịch mẫu 2C - BNV/2008 là gì và cách điền nội dung ra sao. Cập nhật ngay các hướng dẫn chi tiết trên đây để đảm bảo mẫu sơ yếu lý lịch của bạn đáp ứng đúng chuẩn từ cơ quan công tác nhé.

5/5 (2 bình chọn)