Sơ yếu lý lịch nhập học và hướng dẫn viết chi tiết

By   admin    13/06/2022

Sau khi trúng tuyển cao đẳng, đại học, tân sinh viên cần hoàn tất thủ tục nhập học để chính thức trở thành sinh viên của ngôi trường bạn đã chinh phục được cánh cửa đầu vào. Trong các giấy tờ của hồ sơ nhập học, tân sinh viên sẽ cần điền sơ yếu lý lịch nhập học. Vì là lần đầu tiên thực hiện cho nên khó tránh khỏi những bỡ ngỡ xen lẫn lo lắng về việc có thể viết không đúng yêu cầu quy định. 

Vì thế, nếu bạn vừa nhận được giấy báo trúng tuyển cao đẳng, đại học thì hãy cùng vieclamtaichinh68.com khám phá, học hỏi ngay cách điền sơ yếu lý lịch nhập học ở bài viết này nhé.

1. Sơ yếu lý lịch nhập học là gì?

Sơ yếu lý lịch nhập học là một loại giấy tờ quan trọng trong hồ sơ nhập học của sinh viên sau khi được thông báo trúng tuyển vào một trường đại học, cao đẳng. Bản sơ yếu này được trình bày theo mẫu có sẵn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Với thông tin này, có thể thấy sơ yếu lý lịch nhập học nắm giữ vai trò quan trọng. Vậy giá trị đó được biểu hiện ra sao?

Sơ yếu lý lịch  nhập học là gì?
Sơ yếu lý lịch  nhập học là gì?

Trước tiên, sơ yếu lý lịch nhập học là một thành phần trong hồ sơ nhập học vì thế nó sẽ giúp cho hồ sơ có đầy đủ thông tin, giấy tờ. Nhờ vậy, thủ tục nhập học của sinh viên sẽ sớm được hoàn tất theo đúng quy định của nhà trường, giúp cho bạn không gặp bất cứ trục trặc nào trong khâu chuẩn bị hồ sơ và phải làm lại.

Nói rằng sơ yếu lý lịch nhập học quan trọng như thế, nhưng liệu bạn đã biết phải làm gì để đảm bảo giấy tờ này được thể hiện đúng? Đây chính là vấn đề quan trọng mà bài viết hướng tới. Ngay sau đây, cùng vieclamtaichinh68.com khám phá cách trình bày nội dung trong bản Sơ yếu lý lịch nhập học.

Tham khảo thêm: Sơ yếu lý lịch du học chuẩn xác nhất

2. Hướng dẫn điền Sơ yếu lý lịch nhập học đúng quy định

2.1. Những yêu cầu cơ bản cần đáp ứng khi viết mẫu sơ yếu lý lịch nhập học

2.1.1. Yêu cầu về hình thức cho sơ yếu lý lịch trong hồ sơ nhập học

Bất kể văn bản nào khi được trình bày để gửi tới một ai đó cũng đều cần phải được trình bày ngay ngắn, sạch đẹp. Đối với sơ yếu lý lịch nhập học cũng không ngoại lệ. Dù là điền tay hay soạn máy trên mẫu có sẵn thì việc thống nhất màu chữ phải được chú trọng. 

Riêng đối với bản đánh máy, người viết cần đảm bảo sử dụng một font chữ cố định và là font dễ đọc. Thông thường các loại font cơ bản được dùng trong soạn thảo văn bản như Time New roman, Arial, Tahoma, Calibri, … bạn có thể lựa chọn để viết sơ yếu lý lịch nhập học

Còn trong trường hợp viết tay, cố gắng viết chữ sao cho ngay ngắn, dễ đọc. Cách này thường được khuyến khích cho những người chữ đẹp. Tất nhiên ngay cả khi bạn không có nét chữ “rồng bay phượng múa” thì vẫn có thể viết sơ yếu lý lịch bằng tay nhưng luôn ý thức cao độ về việc tạo ra những con chữ rõ ràng, thông thoáng để ban tuyển sinh không phải mất thời gian “dịch chữ” của bạn nhé.

Yêu cầu cơ bản đối với bản sơ yếu lý lịch cho sinh viên nhập học
Yêu cầu cơ bản đối với bản sơ yếu lý lịch cho sinh viên nhập học

Đặc biệt, không viết sai chính tả, không gạch xóa làm cho sơ yếu lý lịch lem nhem. Tương tự không nên sử dụng nhiều màu mực dù vì bất kỳ mục đích nào đi chăng nữa. 

Trong bản sơ yếu lý lịch này, bạn sẽ phải dán ảnh thẻ vào khung hình quy định trên mẫu. Điểm này phải chú ý sử dụng ảnh thẻ kích thước 4x6cm. là hình ảnh của bạn được chụp nghiêm túc, hướng mắt nhìn thẳng phía trước, mặt tươi tắn, tóc tai gọn gàng. Không sử dụng những tấm ảnh tự selfie không rõ nét mặt hoặc ảnh mờ, nhòe, bị vỡ. 

2.1.2. Yêu cầu về nội dung trình bày trong sơ yếu

Nội dung sơ yếu nhập học phải điền đầy đủ và chính xác các thông tin. Do form mẫu có sẵn đưa rất rõ quy chuẩn về không gian điền nội dung phải ngắn gọn cho nên sinh viên cần viết ngắn gọn, tuyệt đối không lan man. 

Bởi vì trong sơ yếu lý lịch yêu cầu điền khá nhiều thông tin cá nhân của người viết và của nhân thân cho nên trước khi “đặt bút” viết, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ có liên quan như chứng minh thư của bạn và của người thân trong gia đình, sổ hộ khẩu, thông tin về người thân ruột thịt để khi điền tới nội dung nào cũng sẽ dễ dàng viết thông tin mà không cần phải gián đoạn để đi hỏi, xác minh thông tin hoặc ghi sai thông tin gây ảnh hưởng đến chất lượng của bản sơ yếu lý lịch nhập học. 

2.2. Chi tiết cách điền nội dung sơ yếu lý lịch nhập học

Cách điền mẫu sơ yếu lý lịch nhập học
Cách điền thông tin vào trong mẫu sơ yếu lý lịch nhập học

Bản sơ yếu lý lịch nhập học gồm 4 trang với rất nhiều thông tin cần điền. Đừng quá lo lắng, vieclamtaichinh68.com sẽ giúp bạn thuận lợi hoàn thiện từng mục nội dung một cách chi tiết nhất.

2.2.1. Điền nội dung Trang 1 - Lý lịch sinh viên

Trang 1 chính là trang bìa,  sẽ có một số thông tin quan trọng được trình bày ở bên ngoài bìa, trong đó chắc chắn phải có họ và tên kèm các thông tin cơ bản của sinh viên. Họ tên phải ghi đúng nguyên tắc viết chữ in hoa có đầy đủ dấu, điền đúng ngày tháng năm sinh theo đúng định dạng dd/mm/yyyy.

Thông tin hộ khẩu thường trú ghi địa chỉ nhà bạn được viết trong sổ hộ khẩu. Tiếp theo điền họ tên, số điện thoại của người có thể liên lạc khi cần thiết để có thể trao đổi các vấn đề liên quan đến sinh viên. Đó sẽ là người thân ruột thịt của bạn, cha mẹ hoặc anh chị em ruột. 

Tham khảo thêm: Cách ghi thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch

2.2.2. Điền nội dung Trang 2 - Thông tin bản thân sinh viên

Chi tiết cách điền nội dung bên trong mẫu sơ yếu lý lịch nhập học
Chi tiết cách điền nội dung bên trong mẫu sơ yếu lý lịch nhập học

Tân sinh viên sẽ bắt đầu bằng việc dán ảnh theo yêu cầu, chỉ dẫn ở phần nội dung trên. Còn một điều lưu ý đối với tấm hình được dán đó chính là ảnh chụp không quá thời gian 3 tháng, được dán ở góc trái khổ giấy, phần này sẽ được đóng dấu giáp lai. 

Toàn bộ trang 2 là thông tin nội dung chi tiết liên quan đến sinh viên. Bạn sẽ điền đúng các mục theo hướng dẫn sau:

- Họ và tên sinh viên: cần viết chữ in hoa có dấu

- Ngày tháng năm sinh: ghi theo nguyên tắc mẫu đã hướng dẫn và chỉ ghi hai số cuối.

- Dân tộc: mục này điền số vào ô vuông theo quy ước. Trong đó, nếu sinh viên là dân tộc Kinh thì sẽ ghi số 1, nếu thuộc các dân tộc khác thì viết số 0.

- Tôn giáo: có thể có hoặc không có tôn giáo cho nên phần này có thể ghi hoặc để trống tùy vào việc bạn có tôn giáo hay không.

- Thành phần xuất thân: cách ghi tương tự phần dân tộc, đó là điền số quy ước. Các nguyên tắc quy ước như sau: điền số 1 nếu như xuất thân là công nhân viên chức, điền số 2 nếu xuất thân là nông dân, điền số 3 nếu là thành phần xuất thân khác 2 thành phần này.

- Đối tượng dự thi: ghi theo giấy báo dự thi, nếu không thuộc đối tượng nào thì phần này cũng có thể để trống.

- Ký hiệu trường: Điền mã trường chuẩn bị nhập học vào ô trống. Mã trường có 3 ký tự nên sẽ được điền vào 3 ô trống.

- Số báo danh: điền số báo danh bạn đã tham gia thi đại học, cao đẳng. 

- Phần ghi thông tin kết quả ở lớp cuối cấp bạn sẽ ghi kết quả học tập ở lớp 12 của mình. Sinh viên theo đó chú ý ghi rõ ràng xếp loại học tập, hạnh kiểm. Trong mẫu sơ yếu lý lịch nhập học có mục yêu cầu điền thông tin xếp loại tốt nghiệp, tuy nhiên phần này sẽ bỏ qua bởi vì bắt đầu từ năm 2016, Bộ giáo dục, đào tạo đã ra quyết định về việc bỏ xếp loại tốt nghiệp vì vậy phần này coi như thông tin thừa không cần thiết quan tâm tới. 

Những thông tin cần điền vào mẫu lý lịch nhập học
Những thông tin cần điền vào mẫu lý lịch nhập học

Các thông tin khác như ngày vào Đoàn, vào Đảng hoàn toàn ghi theo sổ đoàn viên và sổ Đảng viên. Đối với sổ Đảng viên bạn có thể để trống nếu chưa xét vào Đảng. Tương tự, mục khen thưởng và kỷ luật tuỳ theo trường hợp cụ thể của bạn để viết. Nếu có khen thưởng hoặc từng bị kỷ luật thì ghi rõ.

Cách ghi thông tin giới tính như sau: nếu giới tính của bạn là nam thì điền số 0 vào ô trống, còn nếu giới tính là nữ thì điền số 1. Hộ khẩu thường trú ghi một cách chính xác theo đúng địa chỉ ghi trong sổ hộ khẩu, không những thế còn phải ghi tỉ mỉ từ đơn vị hành chính nhỏ nhất là số nhà ra ngõ ngách, thôn xã, …

Mục nội dung trình bày khu vực tuyển sinh của người viết lý lịch không quá khó để viết, bạn chỉ cần ghi theo thông tin của giấy báo dự thi để điền khu vực KV1, 2, NT hoặc KV3. Tiếp theo đến ngành học, bạn viết ngành đã trúng tuyển kèm đúng tên ngành, mã ngành được điền vào ô trống.

Các thông tin khác xoay quanh vấn đề tuyển sinh như điểm thi, điểm thưởng, lý do tuyển thẳng, … cũng điền đúng với hoàn cảnh của bạn. Các thông tin đơn giản gắn liền với bạn như tốt nghiệp thpt năm nào sẽ chỉ ghi 2 số cuối của năm, số chứng minh thư, 

Riêng mục tóm tắt quá trình học tập, lao động, chú ý ghi tóm tắt từ thời gian học ở bậc tiểu học trở lên nhưng không kể lể dài dòng bạn nhé.

2.2.3. Điền thông tin nội dung trang 3 và 4 - Thành phần gia đình

Với thông tin của cha mẹ, bạn chú ý viết rõ họ và tên, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch của họ và địa chỉ hộ khẩu. Ngoài ra, phải trình bày đầy đủ cả hoạt động trên các phương diện kinh tế, xã hội, chính trị. Mỗi thông tin này đều được trình bày rõ về địa điểm, thời gian. 

Ngoài ra, bạn cũng tùy vào mối quan hệ hôn nhân đã có để ghi thông tin của vợ hoặc chồng. Đa phần tân sinh viên sẽ chưa lập gia đình nhưng vẫn sẽ có trường hợp đã kết hôn thì chú ý điền đủ phần này luôn nhé.

2.2.4. Hoàn thiện sơ yếu lý lịch tại Trang 4 - Xác nhận

Cách viết đúng chuẩn nội dung trong bản lý lịch dành cho sinh viên khi nhập học
Cách viết đúng chuẩn nội dung trong bản lý lịch dành cho sinh viên khi nhập học

Trang 4 còn một số phần thông tin về thành phần gia đình cần hoàn thiện trước khi trình bày tới nội dung xác nhận từ phía gia đình. Cụ thể, phần này bạn sẽ điền đầy đủ tên của anh chị em ruột trong đó kèm theo thông tin về nghề nghiệp họ đang làm và chỗ ở hiện tại của họ. Chỉ cần như vậy bạn đã hoàn tất xong thông tin về gia đình và hoàn thiện sự mở đầu trang 4. Sau đó bạn tiếp tục chuyển qua viết phần xác nhận. Phần này dành để phía gia đình tân sinh viên viết cam đoan xác nhận tính chính xác của lời khai đã trình bày tên sơ yếu. 

Xác nhận xong, phụ huynh cũng cần ký đầy đủ ở ngay bên dưới. Góc bên phải, dưới nội dung xác nhận là chữ ký của sinh viên nhập học. 

Khi bản sơ yếu lý lịch đã hoàn tất cả thông tin theo hướng dẫn nêu trên, tân sinh viên sẽ đem giấy tờ này tới Ủy ban nhân dân tại địa phương của mình để xin dấu xác nhận.

Tham khảo thêm: Chi tiết mẫu sơ yếu lý lịch theo quy định Nhà nước

Như vậy, bài viết đã đưa ra những gợi ý tỉ mỉ về cách điền nội dung sơ yếu lý lịch nhập học. Hy vọng, các tân sinh viên sẽ sớm hoàn tất hồ sơ thủ tục để nhanh chóng được học tập tại ngôi trường mơ ước.

5/5 (2 bình chọn)