Chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch là gì và tại sao cần phải chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch. Thời gian làm hồ sơ sẽ mất bao lâu và lệ phí là bao nhiêu?
Tài chính doanh nghiệp được coi là yếu tố bản lề, có khả năng chi phối đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Để phát triển bền vững và ngày càng mở rộng quy mô thì doanh nghiệp cần có biện pháp quản lý tốt nguồn lực tài chính. Vậy tài chính doanh nghiệp là gì? Tài chính doanh nghiệp có vai trò như thế nào? Cùng vieclamtaichinh68.com tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Tài chính doanh nghiệp là một khái niệm khá khó nắm bắt. Tài chính doanh nghiệp không chỉ gói gọn trong phạm vi đồng tiền. Tài chính doanh nghiệp còn liên quan đến các chính sách và quyết sách của một doanh nghiệp trong việc giải quyết các nguồn vốn tài trợ và cơ cấu vốn. Tài chính doanh nghiệp cũng không thể tách rời lĩnh vực đầu tư và kế toán doanh nghiệp.
Khi đề cập đến tài chính doanh nghiệp, chúng ta thường nghe nói đến các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn, cùng với các chiến lược tài chính. Mục tiêu cuối cùng của các chiến lược và kế hoạch này là nhằm tối ưu hóa giá trị của các khoản đầu tư và nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp. Có thể bạn chưa biết, các hoạt động liên quan đến thuế cũng thuộc vào phạm trù tài chính doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp có liên quan mật thiết đến các hoạt động của doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng mà tài chính doanh nghiệp hướng tới thông qua những hoạt động này đó là giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Cũng chính bởi vì liên quan đến mọi quyết sách và hoạt động của doanh nghiệp mà tài chính doanh nghiệp rất được chú trọng.
Trong mỗi doanh nghiệp đều có phòng tài chính hoặc ít nhất là bộ phận phụ trách mảng tài chính doanh nghiệp. Mọi hoạt động tài chính và mọi quyết định đầu tư đều do bộ phận tài chính giám sát, chẳng hạn như có nên đầu tư vào một dự án nào đó hay không, nên đầu tư ở mức độ nào, khoản đầu tư đó sẽ được thanh toán theo hình thức nào (vốn chủ sở hữu, các khoản nợ hoặc cả hai)...
Bộ phận tài chính cũng phụ trách những vấn đề liên quan đến cổ tức mà các cổ đông nhận được, chẳng hạn như lợi tức cổ tức. Ngoài ra, tài sản lưu động, các khoản nợ ngắn hạn hoặc hàng tồn kho cũng đều được quản lý bởi bộ phận tài chính.
Trong các doanh nghiệp quy mô lớn, một Giám đốc tài chính (CFO) sẽ được bổ nhiệm để phụ trách tất cả những nội dung liên quan đến tài chính doanh nghiệp.
Tham khảo thêm: Tài chính công là gì?
Tài chính doanh nghiệp liên quan đến tất cả những chính sách đầu tư và huy động vốn ngắn hạn hoặc dài hạn trong doanh nghiệp. Trong đó, việc xây dựng ngân sách vốn được coi là hoạt động bản lề quyết định đến mức độ hiệu quả của quá trình đưa ra quyết sách đầu tư vốn.
Việc xây dựng ngân sách vốn bao gồm nhiều công việc nhỏ hơn như: Xác định số vốn sẽ bỏ ra, thông qua các dự án đầu tư để ước tính nên bức tranh toàn cảnh về dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai, so sánh và đánh giá các khoản đầu tư ở phương diện lợi nhuận có thể thu về rồi từ đó quyết định lựa chọn dự án đầu tư nào sẽ được đưa vào ngân sách vốn.
Trong phạm vi của mình thì các khoản đầu tư là đối tượng mà bộ phận tài chính cần quan tâm nhiều nhất và chú trọng nhất. Nguyên nhân là bởi vì những khoản đầu tư này liên quan trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp, cụ thể hơn là dòng tiền trong doanh nghiệp.
Đầu tư thiếu vốn hoặc đầu tư quá nhiều có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cho tình hình tài chính trong doanh nghiệp. Việc xây dựng ngân sách tài chính kém bắt nguồn chủ yếu từ hai nguyên nhân, đó là năng lực của doanh nghiệp chưa đủ hoặc chi phí tài chính tăng lên đến mức không thể kiểm soát được hết.
Các khoản tài trợ mà doanh nghiệp triển khai sẽ được cung cấp nguồn kinh phí từ vốn chủ sở hữu hoặc các khoản nợ. (Các khoản nợ cũng được coi là một bộ phận trong tổng số vốn của doanh nghiệp).
Để huy động vốn, doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu trên thị trường hoặc vay vốn từ các ngân hàng thương mại hay những tổ chức tài chính trung gian khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn một cách khác nữa để huy động vốn đó là bán cổ phần. Cách này được thực hiện khi doanh nghiệp cần một số lượng vốn lớn để triển khai hoặc mở rộng thêm hoạt động kinh doanh.
Tài trợ vốn nhằm mục đích sâu xa hơn là cân bằng giữa vốn chủ sở hữu và số nợ. Số nợ quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ vỡ nợ, trong khi nếu cứ giữ “khư khư” vốn chủ sở hữu thì số vốn đó sẽ không phát huy được hiệu quả.
Tham khảo thêm: Nguồn vốn là gì? Các loại nguồn vốn của doanh nghiệp là gì?
Thanh khoản ngắn hạn cũng nằm trong phạm vi quản lý của bộ phận tài chính trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của bộ phận tài chính đó là đảm bảo chức năng thanh khoản luôn sẵn sàng để tạo điều kiện cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp.
Việc quản lý tài chính ngắn hạn cũng có mối quan hệ mật thiết với dòng tiền trong doanh nghiệp và vốn lưu động. Tài sản lưu động cần được đảm bảo để các hoạt động của doanh nghiệp sẽ không bị gián đoạn. Gia tăng hạn mức tín dụng hoặc phát hành thương phiếu để dự phòng thanh khoản cũng thuộc vào phạm vi quản lý tài chính ngắn hạn.
Như vậy, qua những thông tin được chia sẻ trong phần trước thì bạn đã hiểu được tài chính doanh nghiệp là gì và tài chính doanh nghiệp có chức năng và vai trò như thế nào. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp.
- Tuân thủ pháp luật: Cho dù tài chính trong doanh nghiệp được tổ chức theo cách nào thì cũng được phép vi phạm pháp luật.
- Nguyên tắc quản lý có kế hoạch: Cần lập kế hoạch chi tiết cho mọi hoạt động tài chính trong doanh nghiệp, bất kể là khâu huy động vốn hay khâu sử dụng vốn đã huy động được. Kế hoạch tài chính doanh nghiệp bao gồm 3 loại: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Có hiệu quả: Mọi hoạt động hay sự điều chỉnh liên quan đến tài chính doanh nghiệp đều phải mang lại hiệu quả tốt và tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các hoạt động khác trong doanh nghiệp.
Tham khảo thêm: Công ty tài chính là gì? Đặc điểm và phạm vi hoạt động
Trên đây, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc câu trả lời cho câu hỏi tài chính doanh nghiệp là gì và vai trò của tài chính doanh nghiệp đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Các nội dung của tài chính doanh nghiệp bao gồm: lập kế hoạch đầu tư, xác định cấu trúc vốn tài trợ và quản trị vốn lưu động. Nội dung của tài chính doanh nghiệp được thể hiện cụ thể qua các quyết sách tài chính.