Giám đốc tài chính là gì? Giám đốc tài chính làm gì? Yêu cầu để trở thành giám đốc tài chính. Công việc của giám đốc tài chính bao gồm những gì?
Tài sản công là gì? Đây là một vấn đề được Nhà nước đặt lên hàng đầu. Việc quản lý không chặt, làm không đúng quy định sẽ dẫn đến những thất thoát...
Tài sản công là gì? Có thể nói rằng đây là một vấn đề được Nhà nước đặt lên hàng đầu. Việc quản lý không chặt, làm không đúng quy định sẽ dẫn đến những thất thoát, tham nhũng trong bộ máy chính quyền. Ở bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng vieclamtaichinh68.com tìm hiểu kỹ hơn về tài sản công.
Tài sản công được hiểu đơn giản là những tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân, Nhà nước chính là cơ quan đứng đầu để đại diện chủ sở hữu đồng thời thi hành, thực hiện các công tác quản lý.
Các bạn có thể tham khảo thêm về khái niệm về tài sản công tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015.
Tham khảo thêm: Tài chính công là gì?
Ở hai bộ Luật mà chúng tôi đã đề cập ở trên, tài sản công đã được mô tả rõ ràng cũng như liệt kê chi tiết. Cụ thể như sau:
Dựa vào Luật Quản lý sử dụng tài sản công năm 2017, chúng ta sẽ có:
Tài sản công phải được phục vụ cho hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm, duy trì sự ổn định của công tác quốc phòng, an ninh tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tài sản kết cấu hạ tầng nhằm mục đích phục vụ lợi ích quốc gia cũng như lợi ích công cộng. Ngoài ra, chúng ta còn có tài sản công tại các doanh nghiệp.
Đó còn là nguồn tiền thuộc vào ngân sách Nhà nước cùng với các quỹ tài chính ngoài ngân sách hoặc dự trữ ngoại hối Nhà nước. Còn nữa, tài sản công bao gồm đất đai kèm theo các loại tài nguyên khác.
Còn theo Luật Kiểm toán Nhà nước 2015, chúng ta sẽ có:
Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi có được thuộc vùng biển, vùng trời chủ quyền và nhiều tài nguyên thiên nhiên khác.
Tài sản Nhà nước được đặt tại các cơ quan hay đơn vị vũ trang nhân dân cũng như tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và cả tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Theo quy định, ngoài Nhà nước thì tài sản công còn được giao cho các doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Chưa hết, đó còn là các tài sản dự trữ Nhà nước và tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng.
Đối với doanh nghiệp, họ được sử dụng và chịu trách nhiệm bảo quản các loại tài sản công thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Nó bao gồm khối tài sản được tính và không được tính vào khoản vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đó.
Cụ thể, đó phải là những tài sản được đầu tư nhằm thực thi nhiệm vụ của Nhà nước giao phó nhưng chưa sử dụng hết. Tiếp theo, những tài sản này được mua bởi người có đủ chức trách, thẩm quyền phê duyệt hoặc nằm trong dự án của chủ đầu tư. Nếu như doanh nghiệp cho thuê phải phải được sự đồng thuận, cho phép của cơ quan chức năng và tất nhiên, tài sản công đó phải được sử dụng theo đúng mục đích đề ra.
Với tài sản công thuộc cơ quan Nhà nước, việc quản lý và giữ gìn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Những trang thiết bị mới được mua sắm, chúng phải được xác lập quyền sở hữu cho nhân dân. Các khoản tiền phí chi tiêu để bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công nhất định phải có sự hợp lý, tránh lãng phí không cần thiết. Nếu như hư hỏng quá nặng và không thể tái sử dụng thì phải được Nhà nước thu hồi theo quy định.
Tiếp đó, việc quản lý của Nhà nước đối với tài sản công còn bao gồm hoạt động kiểm kê, báo cáo chính xác, trung thực nhất. Tiến hành giám sát các cơ quan sử dụng tài sản công, nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, phải xử lý nghiêm minh. Cuối cùng, Nhà nước phải giải quyết rõ ràng, các đơn tố tụng, kiến nghị liên quan đến tài sản công.
Tham khảo thêm: Chức năng của tài chính doanh nghiệp
Nhìn chung, việc sử dụng và quản lý tài sản công phải được thực thi nghiêm ngặt, nếu không sẽ gây nên những hậu quả to lớn, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào bộ máy Nhà nước. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc phần nào hiểu được tài sản công là gì và cách quản lý nó như thế nào.
>> Xem thêm: