Giám đốc tài chính là gì? Giám đốc tài chính làm gì? Yêu cầu để trở thành giám đốc tài chính. Công việc của giám đốc tài chính bao gồm những gì?
Bất kể doanh nghiệp nào cũng sẽ có lúc gặp phải khó khăn về tài chính. Khi đó người ta sẽ nghĩ tới và nhắc đến hình thức tài trợ thương mại. Vậy bạn hiểu tài trợ thương mại là gì. Đọc bài viết sau để tìm hiểu và đến một lúc nào đó, nó quả thực sẽ là giải pháp dành cho doanh nghiệp của bạn.
Tài trợ thương mại được gọi với từ tiếng Anh quen thuộc là Trade Finance. Về bản chất thì nó là một hình thức khác của hình thức vay thương mại. Thế nên Trade Finance chính là bộ phận trung gian giữa người mua – người bán với nhiệm vụ thanh toán trong kinh doanh. Nêu ở mức độ phổ biến thì hoạt động tài trợ thương mại thể hiện vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu để giúp họ giao dịch kinh doanh với nhau qua hình thức thương mại.
Hiểu nôm na, khái niệm này có giá trị bao quát, thể hiện nhiều sản phẩm tài chính được dùng bởi ngân hàng hay doanh nghiệp phục vụ chủ yếu cho những giao dịch khả thi.
Từ khái niệm làm rõ tài trợ thương mại là gì, chúng ta cần nhận diện rõ hơn về vai trò của hoạt động này. Có như vậy mới giúp dễ dàng khai thác tính tiện ích, giá trị của nó.
Tài trợ thương mại trở thành một công cụ mang tính hữu ích cao nên được ứng dụng rộng rãi trong nền kinh tế. Qua đó góp phần giúp thương mại quốc tế tăng trưởng cũng như thúc đẩy nền kinh tế nội địa phát triển vững bền. Sau đây sẽ là những vai trò quan trọng của hoạt động tài trợ thương mại.
Vì sao các hoạt động kinh doanh được đảm bảo khi có tài trợ thương mại? Bởi lẽ hoạt động này do các ngân hàng uy tín đứng ra triển khai và đảm bảo. Ngân hàng kiểm duyệt mọi dự án hợp tác kinh doanh. Doanh nghiệp nhờ vậy mà tránh được hoàn toàn những cạm bẫy “mật ngọt” khi giao thương.
Tài trợ thương mại đem tới nhiều lựa chọn giao dịch để hạn chế các rủi ro cao. Đa số lựa chọn giao dịch đều có đặc điểm về độ an toàn cao. Chẳng hạn như xuyên vào những cơ sở tín dụng bảo thanh toán. Hình thức này chẳng những tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện thanh toán quốc tế thuận lợi mà còn có thể hỗ trợ đắc lực những khi gặp khó khăn kinh tế.
Việc giao thương được mở rộng thì sự mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia càng gia tăng. Nhờ vậy, nguồn thu nhập, doanh thu hàng hóa về doanh nghiệp sẽ tăng lên theo phương thức tỉ lệ thuận.
Từ vai trò doanh nghiệp được ngân hàng uy tín “bảo vệ” bằng hình thức kiểm duyệt gắt gao các dự án đã đem đến cơ hội tiếp cận nguồn tài chính an toàn. Sự an toàn đó giúp bạn tránh xa được rủi ro đầu tư hay gánh lãi lớn. Nhờ vậy, doanh nghiệp càng có thể mở rộng quỹ tín dụng của mình, đầu tư sinh lời hiệu quả.
Bên tài trợ chính là các ngân hàng. Họ có thể là hệ tư nhân hoặc thương mại, chỉ cần có cung cấp dịch vụ tài trợ tài chính thì đều có thể cân nhắc để lựa chọn. Khi tham gia trở thành tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp, bên tài trợ cũng đạt được lợi ích tăng lợi nhuận, doanh thu. Những khoản thu từ dịch vụ, lãi suất của doanh nghiệp cũng là một phần tạo nên lãi suất cho bên đứng ra làm nhà tài trợ. Bên cạnh đó, doanh thu còn tới từ những khoản cược có giá trị cao.
Bên tài trợ cũng được ngân hàng kiểm chứng các doanh nghiệp để đảm bảo doanh nghiệp không thể “bùng” nợ khi nhận sự tài trợ từ nhà tài trợ. Các hoạt động thanh toán đều được ngân hàng kiểm soát chặt thông qua tài khoản thanh toán. Chính vì vậy mà đơn vị tài trợ cũng không lo gặp rủi ro.
Các nhà tài trợ có lẽ còn vui mừng hơn khi có được nhiều cơ hội hợp tác với các ngân hàng thương mại ở khắp mọi nơi, bao gồm cả trong và ngoài nước. Nhờ vậy, họ tiếp cận được sâu vào thị trường ngân hàng, tài chính ở phạm vị vô cùng rộng rãi – toàn cầu, vị thế và uy tín của doanh nghiệp được nâng cao.
Việc tài trợ về thương mại cho các doanh nghiệp, tổ chức giúp nền kinh tế quốc dân nhận được đầy đủ cơ hội được thúc đẩy tăng trưởng. Nhiệm vụ này sẽ đảm bảo mọi nhu cầu của nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu dung hòa với nhau, tạo nên thế cân bằng về thực trạng cung cầu hàng hóa để cân bằng cung cầu, kích thích nhu cầu chi tiêu của mọi người.
Một khi các hành vi mua bán diễn ra sôi nổi thì sẽ gây dựng được một nền kinh tế hiện đại. Làm nên kết quả này chính là nhờ thúc đẩy nhập khẩu, chuyển giao công nghệ để tiến kịp với các nền công nghệ hiện đại. Đồng thời các khâu sản xuất, chế tạo mặt hàng cũng nhận nhiều hỗ trợ. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ tăng lên sức mạnh cạnh tranh.
Sự cạnh tranh lành mạnh đem đến vô vàn những lợi thế thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa ở các doanh nghiệp, từ đó đẩy mạnh thêm sức phát triển của nền kinh tế quốc dân. Khi cùng cạnh tranh thì đồng nghĩa mọi tổ chức, doanh nghiệp đó cũng có sự va chạm, dễ dàng thiết lập mối quan hệ hợp tác, gắn bó trong tương lai.
Vì hoạt động tài trợ thương mại sôi nổi vì vậy nên tạo ra sự đa dạng cho các loại hình tài trợ. Khám phá thêm về vấn đề này để hiểu sâu hơn đối với hoạt động thiết thực, ý nghĩa này nhé.
Tài trợ trực tiếp của hoạt động tài trợ thương mại là việc thực hiện triển khai mọi biện pháp trực tiếp để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu nguồn hàng hóa, nguyên liệu, dây chuyền sản xuất. Những biện pháp này bao gồm cho vay vốn theo các thời hạn cụ thể; tín dụng thanh toán quốc tế như bao thanh toán, bảo lãnh, nhờ thu, ... Hình thức trực tiếp do chính các ngân hàng thương mại tiến hành bằng chính sản phẩm của ngân hàng.
Hình thức này chỉ cần tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia. Có thể kể tới các hoạt động gián tiếp phổ biến nhất như thiết lập chính sách thuế rõ ràng cho xuất khẩu, nhập khẩu; tỷ giá hối đoái; tạo một môi trường pháp lý ổn định, xây dựng chính sách về lãi suất, ...
Hoạt động tài trợ thương mại trực tiếp sẽ do chính các ngân hàng đứng ra triển khai thực hiện. Họ sẽ hỗ trợ bằng các cung ứng các sản phẩm của mình ra thị trường.
Bên cạnh hai hình thức tài trợ thì tìm hiểu tài trợ thương mại là gì cũng đòi hỏi bạn phải biết rõ các loại tài trợ thương mại trong phân loại chi tiết.
Nhiều loại hình mà hoạt động tài trợ thương mại thực hiện. chúng làm cho hoạt động tài trợ trở nên sôi động hơn và đem đến cho mọi doanh nghiệp cơ hội nhận tài trợ. Cùng điểm qua 6 loại hình sau đây:
- Tài trợ thương mại quốc tế: hoạt động này sẽ không phân biệt quốc tịch của những đối tượng tham gia.
- Tài trợ thương mại nội địa: chỉ hỗ trợ doanh nghiệp nằm trong phạm vi quốc gia vì để giúp giao dịch thương mại được thuận tiện hơn,
- Tài trợ thương mại xuất khẩu và nhập khẩu: được thực hiện khi một doanh nghiệp trong nước mong muốn được giải quyết thủ tục để có thể giao thương về thương mại với doanh nghiệp, tổ chức ở nước khác.
- Tài trợ bảo lãnh nhập hàng: tạo ra điều kiện giúp doanh nghiệp có thể nhận hàng nhanh chóng, sớm hơn bộ chứng từ vận chuyển. Và phía ngân hàng sẽ là tổ chức đứng ra bảo lãnh cho vấn đề này.
- Tài trợ thương mại bằng cách cho vay phục vụ xuất – nhập khẩu: giúp doanh nghiệp đáp ứng được việc thanh toán ngay cho người bán. Như vậy cũng đem tới lợi thế cho doanh nghiệp vì uy tín được khẳng định.
- Nhờ thu hộ đối với chứng từ: ngân hàng sẽ luôn sẵn sàng đứng ra để thu hộ kèm theo kiểm tra các chứng từ. Sau đó, ngân hàng cũng sẽ thông báo lại mọi vấn đề cho bên nhờ thu hộ.
Như vậy, qua bài viết, nội dung khái niệm tài trợ thương mại là gì đã được làm sáng tỏ. Những nội dung này sẽ rất hữu ích để nếu bạn làm doanh nghiệp có thể tận dụng lợi ích của hoạt động tài trợ thương mại.