Chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch là gì và tại sao cần phải chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch. Thời gian làm hồ sơ sẽ mất bao lâu và lệ phí là bao nhiêu?
Chúng ta thường nghe nhiều về tập đoàn, tập đoàn kinh tế nhưng nhiều người lại không hề biết chính xác về khái niệm của chúng.
Chúng ta thường nghe nhiều về tập đoàn, tập đoàn kinh tế nhưng nhiều người lại không hề biết chính xác về khái niệm của những thuật ngữ này. Chính vì vậy, bài viết hôm nay vieclamtaichinh68.com sẽ cung các bạn đi tìm hiểu về tập đoàn là gì, tập đoàn kinh tế là gì và những kiến thức quan trọng khác cần biết liên quan đến tập đoàn.
Khi nhắc đến khái niệm tập đoàn chính là người ta đang nhắc đến những tập hợp những công ty, tổ chức, doanh nghiệp khác nhau được liên kết với nhau. Để có thể hình thành một tập đoàn thì điều kiện tiên quyết đó chính là cần phải có ít nhất hai công ty hoạt động trên hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Ta có thể hiểu đơn giản tập đoàn được gọi là công ty mẹ còn các công ty khác nhau dưới sự điều hành của tập đoàn mẹ đó được gọi là các công ty con.
Điểm đáng lưu ý là các công ty con nằm trong cùng một hệ thống tập đoàn mẹ thì hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực hoàn toàn kháu nhau và không liên quan gì đến nhau, do đó, giữa các công ty nhỏ này hoàn toàn không xuất hiện bất cứ sự cạnh tranh dù nhỏ hay lớn nào. Thuật ngữ tập đoàn lần đầu tiên được sử dụng trong một bài báo được xuất bản tại Mỹ, theo đó, thuật ngữ tiếng Anh của tập đoàn có thể là group hoặc corporation.
Tham khảo thêm: Chủ đầu tư là gì?
Cũng tương tự như định nghĩa về tập đoàn thì tập đoàn kinh tế có nghĩa là tập hợp của những công ty mẹ, công ty con và những công ty thành viên nhỏ hơn công ty con hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Tất cả những công ty con và những công ty thành viên đều chịu sự chỉ đạo, điều phối, quản lý của công ty mẹ. Tuy mỗi hoạt động của công ty con trong tập đoàn kinh tế lớn chịu những trách nhiệm riêng về các quy định của pháp luật hiện hành.
Về cơ cấu tổ chức của tập đoàn thì giống với những gì đã đề cập ở phần trên, một tập đoàn bao giờ cũng bao gồm công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác dưới sự chỉ đạo của công ty con. Vậy căn cứ vào đâu để ta có thể phân chia các công ty này vào các nhóm công ty mẹ, công ty con và công ty thành viên?
Cách phân chia cũng được quy định khá rõ ràng. Một công ty được gọi là công ty mẹ của tập đoàn khi công ty đó có số vốn điều lệ chiếm hơn 50% tổng số vốn điều lệ của cả tập đoàn.
Công ty mẹ sẽ có những đặc quyền quan trọng và có uy lực lớn nhất trong toàn bộ hệ thống các công ty trong tập đoàn như công ty mẹ có quyền đưa ra quyết định đưa ra quyết định trong việc bổ nhiệm các vị trí quan trọng, nòng cốt của công ty như các chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc hay giám đốc hoặc phó giám đốc tập đoàn. Công ty mẹ cũng có quyền trực tiếp ra quyết định trong việc sửa đổi, bổ sung các điều luật nội bộ trong tập đoàn.
Bên cạnh đó, công ty mẹ có quyền mua cổ phần để tham gia điều hành các công ty con và các công ty thành viên nhưng ngược lại, các công ty con và các công ty thành viên thì không có quyền được mua cổ phần của công ty mẹ cũng như của các công ty ngang bậc với mình để tham gia sở hữu, điều hành lẫn nhau.
Các công ty mẹ, công ty con và công ty thành viên hoạt động riêng lẻ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bởi những quyết định kinh doanh của mình. Tuy nhiên, những quyết định của công ty con do công ty mẹ điều hành mà trái với quy định của pháp luật thì công ty mẹ sẽ phải đứng ra nhận hình phạt và giải quyết hậu quả.
Tham khảo thêm: Công ty tài chính là gì? Đặc điểm của công ty tài chính
Trên đây là một số thông tin về khái niệm tập đoàn, tập đoàn kinh tế cũng như các thành phần cấu tạo của tập đoàn. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về tập đoàn để có thể tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh một cách thành công. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau.
>> Xem thêm: