Chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch là gì và tại sao cần phải chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch. Thời gian làm hồ sơ sẽ mất bao lâu và lệ phí là bao nhiêu?
Thủ quỹ vốn được mệnh danh như người lính gác cổng của doanh nghiệp. Họ sẽ kiểm soát mọi khoản thu chi để đảm bảo các khoản đều chính đáng, giúp doanh nghiệp không rơi vào tình trạng thất thoát tiền của. Vậy bạn hiểu thủ quỹ là gì? Nếu đang có xu hướng theo đuổi nghề nghiệp này thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cập nhật những thông tin về công việc thủ quỹ nhé.
Thủ quỹ là người sẽ giám sát trực tiếp đối với tài sản là tiền mặt của doanh nghiệp cũng như phụ trách quản lý tài chính. Họ sẽ đảm bảo mọi hoạt động về tài chính được diễn ra một cách minh bạch nhất.
Nhiệm vụ chính của một thủ quỹ là theo dõi sát sao các dòng tiền thu chi, đồng thời cũng đứng ra để kiểm soát và chịu trách nhiệm đối với các hoạt động phát sinh tiền bạc.
Thủ quỹ cũng phải là người có khả năng đánh giá rủi ro, có tầm nhìn đối với cơ hội đầu tư để giúp cho tình hình tài chính doanh nghiệp được cải thiện, phát triển.
Những nhiệm vụ hay yêu cầu dành cho thủ quỹ khác nắm được cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ thủ quỹ là gì. Vì thế, cùng vieclamtaichinh68.com khám phá ngay thông tin về nghề thủ quỹ nhé.
Thủ quỹ là vị trí quan trọng, được yêu cầu phải có trách nhiệm cao trong doanh nghiệp. Họ luôn đứng ra nêu cao trách nhiệm để đảm bảo doanh nghiệp có đủ chi phí vận hành, có cơ hội đầu tư tốt nhất và tránh tối đa những nguy cơ thất thoát tiền bạc. Vậy công việc cụ thể của thủ quỹ là gì?
Nhiệm vụ này được cho là cơ bản nhất của thủ quỹ. Khi đó, bạn sẽ chịu trách nhiệm với các công tác sau đây:
Thứ nhất là thanh toán những đơn hàng và khoản giao dịch được cung cấp bởi đối tác.
Thứ hai, mọi thông tin giao dịch sẽ được lưu lại để khi cần có thể dễ dàng đối chứng.
Thứ ba, đảm bảo thông tin giao dịch được hợp pháp, chính xác, được xác nhận từ những bên có liên quan. Trong đó, cần đảm bảo trước tiên ở hóa đơn, giấy tờ liên quan tới thu chi. Mọi giao dịch đều cần phải được xác nhận rõ ràng bởi tất cả các bên liên quan.
Thứ tư, bảo đảm được quá trình thanh toán đúng theo yêu cầu từ phía công ty.
Hoạt động thu chi của doanh nghiệp đều do ban lãnh đạo đưa ra. Thế nhưng, người nắm giữ quỹ công ty không ai khác chính là thủ quỹ. Vì thế, người thủ quỹ sẽ có trách nhiệm quản lý tất cả mọi hoạt động liên quan tới vấn đề thu chi.
Ví dụ, những hoạt động chi trả, đầu tư đều phải kèm theo giấy tờ hợp pháp để xác nhận. Người thủ quỹ gửi các giấy tờ liên quan đó lên ban lãnh đạo. Tiếp đến họ sẽ tiếp nhận đề xuất thu chi để thực hiện công tác chi trả. Những khoản thu chi như vậy phải có sao kê, chứng từ và không thể thiếu xác nhận bằng chữ ký. Sau này, những yếu tố đó sẽ được đưa ra để làm đối chứng khi cần.
Một người thủ quỹ cần phải vững vàng nghiệp vụ xử lý tài chính để biết cách xử lý, khắc phục sự rủi ro. Họ đảm nhiệm những đầu việc như kiểm kê, đối chiếu các hoạt động, các giấy tờ hợp pháp với kế toán, qua đó xác định sự trùng khớp giữa các thông số hay phát hiện chênh lệch, tìm ra nguyên nhân và biện pháp giải quyết.
Trong thực tế, có rất nhiều người đã nhầm lẫn kế toán và thủ quỹ. Thế nhưng hai công việc này hoàn toàn khác biệt nhau về bản chất. Tuy nhiên họ gặp gỡ nhau ở mục đích nhiệm vụ đó chính là sự hiệu quả, minh bạch trong công việc.
Thông qua khái niệm thủ quỹ là gì được làm rõ và bản mô tả công việc chi tiết của vị trí này, những đòi hỏi, yêu cầu một thủ quỹ phải đáp ứng về tố chất, kỹ năng sẽ là thắc mắc mà chúng ta đều băn khoăn. Vậy đâu sẽ là những yêu cầu mà thủ quỹ cần phải đáp ứng?
Kỹ năng, trình độ mà thủ quỹ phải đáp ứng ở thời điểm hiện tại đã nhiều hơn với những đòi hỏi cao hơn trước đây. Mỗi doanh nghiệp về cơ bản sẽ có những đòi hỏi ở mức độ riêng nhưng một cách cơ bản nhất thì thủ quỹ sẽ phải đáp ứng những điều cơ bản sau đây.
Đầu tiên, một người đủ khả năng tối thiểu để được nhận vào làm thủ quỹ cần tốt nghiệp đúng chuyên ngành liên quan tới Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán và tốt nghiệp từ hệ trung cấp trở lên.
Bạn có thể là sinh viên mới tốt nghiệp nhưng nếu đã từng có kinh nghiệm làm thủ quỹ trước đó thì sẽ là một lợi thế được ưu tiên khi xin việc. Đương nhiên, bạn không thể thiếu nghiệp vụ ở mảng quỹ tiền mặt, kiến thức hiểu biết về luật trong quản lý tiền và quỹ.
Quá trình làm việc của một thủ quỹ đòi hỏi thực hiện nhiều thủ tục. Vì vậy, hơn ai hết, thủ quỹ phải biết và thành thạo các thủ tục này. Bao gồm: mở sổ sách, xử lý, lưu trữ chứng từ, ghi chép số liệu đầy đủ và làm chuẩn bản báo cáo thống kê.
Các mối quan hệ về tiền mặt cũng do thủ quỹ đứng ra chịu trách nhiệm với khách hàng và với ngân hàng. Bên cạnh đó, nghề cũng yêu cầu bạn phải thành thạo sử dụng công cụ, phần mềm chuyên dụng như máy đếm tiền, máy tính tiền.
Trung bình, một thủ quỹ sẽ có cơ hội nhận lương dao động từ 8 tới 10 triệu đồng mỗi tháng. Nếu như bạn không ngừng rèn luyện nghề nghiệp, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm qua năm tháng làm việc tại vị trí này thì không những được nâng mức lương lên ở con số cao hơn nữa mà còn được đón nhận cơ hội thăng tiến, từng bước phát triển sự nghiệp của mình.
Có thể nói, thủ quỹ là một công việc có tính chất ổn định. Người làm nghề này còn nhận rất nhiều cơ hội nâng cao nghiệp vụ. Con đường thăng tiến sự nghiệp của nghề cũng rất rõ ràng và hoàn toàn tiềm năng để không phụ công những ai có ý thức phấn đấu.
Tuyệt vời hơn, dù ở vị trí nào với xuất phát điểm là thủ quỹ, chúng ta cũng sẽ được tận hưởng cơ hội được làm việc tại môi trường vô cùng chuyên nghiệp. Công việc mang tới cho bạn cơ hội nhận được kiến thức lớn về dòng tiền trong sự hoạt động của doanh nghiệp. Điều đó rất có lợi để bạn có thể phát triển kinh doanh nếu như muốn lấn sân sang lĩnh vực này.
Nhìn chung, thủ quỹ là nghề giàu tiềm năng phát triển. Với sự khám phá thủ quỹ là gì qua bài viết trên, bạn sẽ có thêm sự lựa chọn tốt nhất cho nghề nghiệp của mình. Hy vọng, con đường phía trước sẽ suôn sẻ hơn với bạn nhờ vào những chia sẻ, sự đồng hành của chúng tôi.