Mẫu Sơ yếu lý lịch 3 đời là gì? Cách viết như thế nào? Tại bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn biết được cách viết mẫu sơ yếu lý lịch 3 đời hiệu quả nhất.
Khi tìm đến bài viết với tiêu đề là tính cách trong CV xin việc chắc chắn rằng, bạn đang đứng trước bước ngoặt quan trọng của con đường nghề nghiệp, nhưng vẫn đang băn khoăn không biết làm cách nào để tạo điểm điểm nhấn đặc biệt với nhà tuyển dụng trên mọi khía cạnh từ chuyên môn đến tính cách, phẩm chất. Vậy tính cách trong CV có thực sự đóng vai trò quan trọng không? Và nên được thể hiện như thế nào cho hấp dẫn? Những tính cách nào bạn nên tận dụng để tỏa sáng bản CV của mình? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời cụ thể hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Ông bà ta vẫn có câu “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” để nhấn mạnh về cái khác biệt và chất bản năng của tính cách. Mỗi người chúng ta ngay từ thuở lọt lòng đã mang một cá tính khác nhau, không ai giống ai. Có người thùy mị, dịu dàng, có người hung hãn, có người hiền lành, người khác lại nhu mì. Nhưng tất cả chúng đều góp phần tạo nên màu sắc riêng của từng cá nhân. Nếu biết tận dụng và phát huy tốt tính cách của mình trong những điều kiện cụ thể, nhất định bạn sẽ thành công.
Bạn hiểu gì về tính cách trong CV
Trong cuộc sống ngày càng quan tâm đến tính cá nhân, tính cách không những được thể hiện sâu sắc trong cách đối nhân xử thế hằng ngày của con người với nhau mà còn trở thành chủ đề được những nhà tuyển dụng quan tâm đặc biệt trong CV xin việc, đặt bên cạnh, những thành tố như trình độ học vấn, mục tiêu nghề nghiệp hay kinh nghiệm làm việc. Thông qua tính cách đúng mực được thể hiện trên CV xin việc, nhà tuyển dụng có thể theo đó để có thể đánh giá được cốt cách, phẩm chất của ứng viên và xác định được độ phù hợp với công việc mà ứng viên đó sắp sửa đảm nhiệm hay không và khả năng tạo ra hiệu quả công việc mới từ những tính cách đó như thế nào.
Rõ ràng ở khía cạnh này, chúng ta có thể đánh giá rằng, đây cũng là một trong những trường thông tin cực kỳ quan trọng, kết hợp với những thành tố khác trong bản CV để đưa đến quyết định cuối cùng nơi nhà tuyển dụng. Vậy tính cách thường nằm ở vị trí nào của CV xin việc?
Có lẽ, nếu từng đọc qua một vài mẫu CV có sẵn, bạn sẽ có phần ngạc nhiên khi không rõ tính cách được ứng viên “giấu” ở vị trí nào. Trên thực tế, tính cách là nội dung hiếm khi được thể hiện trực tiếp trên CV như thông tin cá nhân, người tham chiếu hay kinh nghiệm… mà được gián tiếp thể hiện qua một số thông tin chi tiết trên một số trường chính tiêu biểu có thể kể đến như mục tiêu nghề nghiệp, hoạt động tham gia, dự án và những kỹ năng mà bản thân ứng viên sở hữu.
Vai trò quan trọng của tính cách trong CV
Tất cả những điều này sẽ được các nhà tuyển dụng đọc qua và sáng lọc một cách tỉ mỉ. Dù cho không được bố trí một không gian riêng trong CV song ý nghĩa của tính cách trong CV vẫn rất lớn. Không những giúp bản thân ứng viên PR được phẩm chất, đạo đức của mình, tính cách còn giúp các nhà tuyển dụng có thể “đọc vị” được nhân viên một cách chính xác và phân bổ khối lượng công việc, lĩnh vực phù hợp cho phép nhân viên đó có thể phát huy hết những thế mạnh trong tính cách của mình. Đặc biệt với những ứng viên là sinh viên mới ra trường hay những người mới chân ướt, chân ráo vào một lĩnh vực mới, tính cách giúp nhà tuyển dụng có thể nhận ra và chọn lọc được ứng viên tiềm năng nhất, phù hợp với yêu cầu lẫn môi trường, văn hóa của công ty.
Tham khảo thêm: CV là gì? Cấu tạo của CV có bao nhiêu phần!
Các nhà tuyển dụng luôn có xu hướng tìm kiếm đến những ứng viên sở hữu những phẩm chất và tính cách phục vụ tốt cho từng công việc mà doanh nghiệp giao phó. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều những tính cách và phẩm chất mà khi xuất hiện trong hầu hết các bản CV đều khiến họ phải “gật đầu” đồng ý. Vậy đó là những tính cách nào và những tính cách đó được thể hiện như thế nào trong CV xin việc?
Những tính cách nào nên ưu tiên xuất hiện trong CV?
Sẽ rất ít khi bạn nhìn thấy một bản CV nào có nguyên cả dòng chữ hòa đồng, thân thân thiện xuất hiện, thế nhưng không cần đến nhà tuyển dụng, bản thân chúng ta cũng dễ dàng quan sát được điều điều này quan các thông tin được thể hiện trong CV như kỹ năng hay hoạt động tham gian. Khi bạn có khiếu giao tiếp tốt, biết lắng nghe hay kỹ năng làm việc nhóm tốt hay tích cực tham gia các dự án, hoạt động...điều đó chứng tỏ, bạn là con người rất thân thiện, dễ hòa đồng với mọi người.
Ở tư cách của nhà tuyển dụng, đây chính là những dấu hiệu tốt giúp họ có thể tin rằng, ứng viên này sẽ làm nên chuyện đối với những công việc liên quan đến chăm sóc khách hàng hay cần đến sự tương tác cao giữa các thành viên trong hội nhóm.
Nếu muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng tính tính, đây chính là khía cạnh bạn nên tận dụng để tỏa sáng, vì bất kỳ ở một vị trí nào, các nhà quản lý cũng rất mong muốn có thể tìm kiếm cho mình một ứng viên năng nổ, xốc vác, nhiệt tình với công việc. Những phẩm chất, tính cách này được thể hiện rất rõ qua cách bạn thể hiện mục tiêu nghề nghiệp. Một ứng viên viết trong mục tiêu nghề nghiệp rằng “Tôi sẽ tích cực học tập và trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp và cấp trên và vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm của mình để hoàn thành KPIs từ tháng đầu tiên và giúp công ty khẳng định được thương hiệu”.
Tính cách xốc vác, nhiệt tình
Dù không thể hiện trực tiếp, song câu nói cũng giúp ứng viên ngầm khẳng định được rằng, anh ta sẽ cố gắng hết sức để đưa công ty phát triển ngay từ những ngày đầu tiên. Điều này hết sức được ghi nhận. Trong hoạt động tham gia, bạn cũng trình bày thêm về những lần tham gia tình nguyện tại vùng cao xa xôi, tham gia các phong trào đoàn tổ chức. Đây cũng là những minh chứng chỉ ra rằng, bạn là người sở hữu phẩm chất nhiệt tình, xốc vác nhà nhà tuyển dụng rất ưa chuộng đấy.
Bạn cũng sẽ là người được nhà tuyển dụng đưa vào danh sách những ứng viên ưu tú khi sở hữu phẩm chất, tính cách ham học hỏi. Luôn trau dồi kiến thức, kỹ năng từ người khác, môi trường khác là điều rất đáng quý và cả trong công việc cũng như vậy. Bạn tích cực tham gia các dự án do nhà trường tổ chức để trau dồi thêm kinh nghiệm và khẳng định bản thân? Dù là sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng bạn sẵn sàng tham dự các khóa thực tập và nghe đóng góp từ đồng nghiệp và cấp trên để mở rộng kiến thức, nâng cao năng lực. Đây chính là điều mà rất nhiều nhà tuyển dụng mong muốn bạn thể hiện trong CV của mình đấy nhé.
Trên đây chính là một số tính cách mà bạn có thể xem xét và thể hiện trong bản CV của mình để tăng thêm độ ấn tượng từ phía nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, vẫn phải lưu tâm đến một số vấn đề sau đây, nếu không muốn bị mất điểm vì sự thể hiện tính cách trong CV thiếu chuẩn mực nhé.
Tham khảo thêm: Mức lương mong muốn trong CV có nên đưa vào hay không?
Dẫu biết rằng, bạn có thể tận dụng khá nhiều những tính cách có lợi của bản thân để đưa vào bản CV và làm hài lòng nhà tuyển dụng, tuy nhiên, mỗi công việc có đặc thù riêng, bên cạnh những phẩm chất, tính cách được chấp nhận cho mọi công việc thì việc sàng lọc và lựa chọn những tính cách nổi bật của bản thân để đưa vào CV là điều tiên quyết. Điều đó có nghĩa là, bạn cần phải xác định được nhiệm vụ công việc của mình sắp sửa đảm nhiệm để thể hiện những tính cách có thể hỗ trợ đắc lực trong quá trình hoàn thành thật tốt công việc.
Một số lưu ý khi thể hiện tính cách trong CV
Lưu ý thứ hai khi thể hiện tính cách trong CV, đó chính là trung thực. Điều này đồng nghĩa với việc CV của bạn chỉ thể hiện những tính cách mà bạn thực sự có và là thế mạnh của bản thân. Nó có thể giúp bạn làm tốt công việc được giao phó. Nghiêm cấm mọi tình huống lựa chọn “bừa” tính cách để khuếch đại hình ảnh bản thân trong mắt nhà tuyển dụng. Bởi lẽ, đó có thể là căn nguyên của những công việc bạn không hề mong muốn gắn bó.
Tham khảo thêm: Ảnh CV nên để ảnh gì?
Trên đây chính là những thông tin thú vị xoay quanh tính cách trong CV cùng với những lưu ý giúp bạn thể hiện tính cách trong CV một cách đơn giản và chuyên nghiệp nhất. Hi vọng rằng, những thông tin vieclamtaichinh68.com chia sẻ trên đây thực sự hữu ích với tất cả các bạn.