Tóm tắt quá trình học tập sơ yếu lý lịch viết thế nào cho đúng?

By   admin    25/05/2022

Trong quá trình xin việc làm hay ứng tuyển vào một trường học nào đó hoặc xin vào công chức nhà nước, sơ yếu lý lịch là thành phần quan trọng không thể thiếu. Tuy nhiên, nhiều bạn thắc mắc và lo lắng vì chưa biết cách viết tóm tắt quá trình học tập trong sơ yếu lý lịch? Liệu có nên viết hết quá trình học tập từ lớp mầm non hay không? Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng vieclamtaichinh68.com tìm hiểu cách viết tóm tắt quá trình học tập sơ yếu lý lịch nhé!

1. Tóm tắt quá trình học tập sơ yếu lý lịch có vai trò gì?

Sơ yếu lý lịch là bản tóm tắt các nội dung như thông tin cá nhân, quan hệ gia đình, quá trình học tập và công tác của bản thân. Mỗi phần sẽ có cách viết khác nhau và đều có vai trò quan trọng như nhau. Vậy tóm tắt quá trình học tập sơ yếu lý lịch có vai trò gì?

Tóm tắt quá trình học tập sơ yếu lý lịch có vai trò quan trọng
Tóm tắt quá trình học tập sơ yếu lý lịch có vai trò quan trọng

1.1. Hiểu rõ thông tin ứng viên

Vai trò đầu tiên của phần tóm tắt quá trình học tập trong sơ yếu lý lịch là giúp nhà tuyển dụng, cơ quan nhà nước hay các thầy cô giáo trong trường học hiểu rõ thông tin về ứng viên hơn. Họ sẽ biết được bạn từng học ở trường nào, có lên lớp đúng tiến độ hay không? Đồng thời, họ cũng sẽ biết được quá trình học tập của bạn trong suốt nhiều năm qua.

Những người đọc sơ yếu lý lịch của bạn cũng có thể đánh giá trình độ học vấn và năng lực học tập của bạn qua phần này.

1.2. Nhấn mạnh thành tích học tập

Đặc biệt, nếu bạn xin vào làm việc tại những nơi yêu cầu trình độ học vấn, hay những trường học chú trọng tới thành tích học tập của bạn, thì quá trình học tập đóng vai trò là một “vũ khí” giúp bạn có cơ hội ứng tuyển thành công cao hơn. Bạn thử nghĩ mà xem, so với một ứng viên có thành tích học tập tốt và một ứng viên có thành tích học tập kém, trong khi đó kinh nghiệm và trình độ là như nhau thì nhà tuyển dụng sẽ chọn ai?

Nhấn mạnh thành tích học tập
Nhấn mạnh thành tích học tập

Trên thực tế, nếu bạn xin việc làm, nhà tuyển dụng thường chú trọng tới chuyên môn và kinh nghiệm hơn cả. Tuy nhiên, bằng cấp hay quá trình học tập cũng đóng vai trò quan trọng, giúp nhà tuyển dụng chú ý hơn tới ứng viên và bạn sẽ có khả năng lọt vào vòng phỏng vấn cao hơn.

Còn nếu bạn viết sơ yếu lý lịch du học hay sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên, quá trình học tập càng đặc biệt quan trọng, giúp bạn có cơ hội vào trường mà bạn mong muốn, tiến gần hơn tới ước mơ của bạn.

Một ứng viên, học sinh hay sinh viên có nền tảng giáo dục tốt sẽ nhận được sự chú ý lớn hơn cả, đảm bảo trình độ của bạn có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng việc làm hay tuyển sinh. Vì vậy, đây là mục mà bạn cần chú trọng tới, đặc biệt với những công việc, trường học yêu cầu học vấn cao.

Tham khảo thêm: Trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch viết như thế nào?

Chú trọng tới quá trình học tập
Chú trọng tới quá trình học tập

2. Hướng dẫn viết tóm tắt quá trình học tập sơ yếu lý lịch

2.1. Cách viết tóm tắt quá trình học tập trong sơ yếu lý lịch

Trên thực tế, không quá khó để viết quá trình học tập trong sơ yếu lý lịch, tuy nhiên liệu bạn đã điền đúng phần học tập trong sơ yếu lý lịch?

2.1.1. Những nội dung cần có trong quá trình học tập sơ yếu lý lịch

Khi viết phần quá trình học tập trong sơ yếu lý lịch, bạn không thể thiếu các thông tin sau: niên khóa mà bạn học, tên trường học và địa chỉ của trường học đó. Nếu chưa tốt nghiệp và đang trong quá trình học tập, bạn có thể nêu thời gian dự kiến kết thúc quá trình học tập đó.

Sẽ thật là khôn ngoan nếu bạn liệt kê đầy đủ quá trình học tập của bản thân trong sơ yếu lý lịch, đặc biệt nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc hay quá trình công tác. 

Ví dụ:

“2003 – 2008: Học tại trường tiểu học ABC, số 8 đường X, phường Y, quận Z, thành phố A.

2008 – 2012: Học tại trường THCS B, số 11 đường X, phường Y, quận Z, thành phố A.

2012 – 2016: Học tại trường THPT C, đường C, phường D, quận E, thành phố Z.

2016 – 2020: Học tại trường Đại học E, đường F, phường I, quận L, thành phố X”.

Những nội dung cần có trong quá trình học tập sơ yếu lý lịch
Những nội dung cần có trong quá trình học tập sơ yếu lý lịch

2.1.2. Hãy viết tóm tắt quá trình học tập

Tuy trình độ học tập là quan trọng, tuy nhiên bạn không nên viết quá dài dòng trong sơ yếu lý lịch mà hãy viết ngắn gọn thôi nhé! Nếu một sơ yếu lý lịch quá dài dòng có thể khiến người đọc bị choáng ngợp bởi những thông tin chi chít và có thể khiến bạn bị mất điểm bởi những thông tin quá dài dòng trong phần này.

Bên cạnh đó, bạn có thể ghi thêm các quá trình học tập nếu bạn học lên Cao học, Tiến sĩ hay Thạc sĩ. Đây sẽ là mục đặc biệt quan trọng trong sơ yếu lý lịch của bạn, giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng hơn nữa.

Lưu ý rằng, bạn hãy ghi tới trình độ học tập cao nhất của bản thân vào sơ yếu lý lịch để nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn một cách tốt nhất. Bạn chỉ nên ghi thời gian theo niên khóa học, ngày tháng học tập có thể bỏ qua nếu bạn cảm thấy không cần thiết.

Tham khảo thêm: Những điều cần biết về trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch

Hãy viết tóm tắt quá trình học tập
Hãy viết tóm tắt quá trình học tập

2.2. Một số lưu ý khi viết quá trình học tập sơ yếu lý lịch

Bạn nên ghi đầy đủ thời gian học tập của bản thân mình vào trong sơ yếu lý lịch. Vì đây là giấy tờ cần xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương của bạn nên cần sự trung thực và chính xác tuyệt đối. Nếu nhớ không kỹ về quá trình học tập của bản thân, bạn nên tìm kiếm sổ học bạ, bằng tốt nghiệp hoặc tính toán bằng cách đếm tuổi ứng với số năm học của mình. Đảm bảo các thông tin trong sơ yếu lý lịch đều đúng đắn nhé!

Mục đích chính của việc liệt kê quá trình học tập trong sơ yếu lý lịch để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn, do đó bạn đừng lo lắng nếu liệt kê trong khoảng thời gian quá xa kể từ khi học tiểu học nhé, đây chính là thời gian mở đầu trong quá trình học tập của bạn.

Trong trường hợp bạn chưa tốt nghiệp, bạn có thể ghi số năm mà mình kết thúc học tập tại trường và có thể giải thích lý do mình nghỉ học trong buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, trường học này chỉ dành cho những công việc không yêu cầu trình độ học vấn thôi bạn nhé!

Các thông tin trong mục quá trình học tập không được quá dài dòng và lan man, bạn chỉ cần chú trọng vào năm bắt đầu học, năm kết thúc học, tên trường học và địa chỉ trường học. Còn những thông tin ngoài lề khác bạn không nên đưa vào mục này.

Các thông tin cần ngắn gọn
Các thông tin cần ngắn gọn

Hầu hết các mẫu sơ yếu lý lịch đều phân chia từng bảng và từng cột để bạn có thể dễ dàng điền nội dung, vì vậy trước khi viết, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn và tóm tắt trước quá trình học tập của bản thân qua giấy nháp để đảm bảo nội dung hoàn thiện và chỉn chu nhất.

Tham khảo thêm: Những lưu ý khi viết trình độ tin học trong sơ yếu lý lịch

Như vậy, tóm tắt quá trình học tập sơ yếu lý lịch không khó viết và khá đơn giản. Bạn chỉ cần ghi nhớ quá trình học tập của bản thân, gồm niên khóa học, tên trường học và địa chỉ trường học. Sau đó, bạn hãy ghi một cách tóm tắt, ngắn gọn vào trong sơ yếu lý lịch của mình. Lưu ý rằng các thông tin trong quá trình học tập cần trung thực, chính xác và không gian dối!

5/5 (2 bình chọn)