Khái niệm vốn cố định là gì? Vốn cố định được sử dụng như thế nào?

By   admin    12/12/2019

Vốn cố định thường thấy trong các báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp, các phân tích kinh tế tìm hiểu về vốn cố định là gì và sử dụng như thế nào?

Chắc hẳn nhiều người đã nghe qua về vốn cố định, thường thấy trong các báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp, các phân tích kinh tế nhưng lại chưa hiểu rõ vốn cố định là gì, vốn cố định sử dụng như thế nào. Cùng vieclamtaichinh68.com tìm hiểu ngay nhé!

Vốn cố định là gì? Tìm hiểu về vốn cố định

Vốn cố định là gì?

Vốn cố định là giá trị của tài sản cố định được quy đổi ra tiền. Theo quy định của Bộ tài chính, tài sản cố định là những tài sản có giá trị sử dụng trên một năm và có giá từ 10 triệu đồng trở lên. Vì vậy, tài sản cố định được coi là tài sản dài hạn của doanh nghiệp.

Việc phân biệt tài sản cố định và tài sản ngắn hạn không phụ thuộc vào tính chất tài sản mà phụ thuộc vào thời gian sử dụng tài sản (tài sản ngắn hạn là dưới 1 năm). Bên cạnh đó, rất nhiều người cũng hay nhầm lẫn giữa tài sản cố định và công cụ, dụng cụ. Hai thứ này khác nhau ở giá trị của tài sản (giá trị của công cụ, dụng cụ dưới 10 triệu đồng).

Tài sản cố định được chia thành nhiều loại như sau:

  • Tài sản cố định hữu hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp: nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…

  • Tài sản cố định vô hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp: quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế, tên thương mại…

  • Tài sản cố định thuê tài chính: là tài sản doanh nghiệp thuê của người khác, không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, thế nhưng trong kế toán vẫn coi đây là tài sản của doanh nghiệp.

Tham khảo thêm: Vốn hóa là gì?

Hao mòn tài sản cố định.

Một điểm đáng chú ý của tài sản cố định nữa là việc tài sản cố định bị hao mòn. Khi mới mua về, tài sản đang còn nguyên giá. Sau khi đưa vào sử dụng một thời gian, tài sản bị hao mòn cả hữu hình và vô hình, giá trị không còn như trước. 

Đối với hao mòn hữu hình, qua quá trình sản xuất, tài sản sẽ có sự thay đổi về trạng thái vật lý, có thể nhìn thấy được như sự bào mòn, ma sát… chất lượng bị giảm xuống, tài sản không thể hoạt động trơn tru như ban đầu.

Đối với hao mòn hữu hình, là những hao mòn không nhìn thấy được do sự tiến bộ của xã hội. Có thể trong thời gian sử dụng tài sản này, nền khoa học phát triển đã phát minh ra các máy móc hiện đại hơn, những tài sản có công dụng tương tự nhưng tính năng ưu việt và giá thành rẻ và rõ ràng, tài sản đã không được ưu tiên như trước. Thay vì lựa chọn tài sản này, người ta có thể lựa chọn rất nhiều tài sản khác có giá trị hơn. Có thể coi như tài sản đã bị mất giá. Đây là một quy trình không thể tránh khỏi.

Phần hao mòn này không bị mất đi mà được chuyển vào giá trị của sản phẩm mới sản xuất ra. Đến thời điểm đó, kế toán phải đánh giá lại tài sản thông qua việc lấy nguyên giá trừ đi tổng hao mòn tài sản. Vì vậy, vốn cố định một phần là giá trị còn lại của tài sản cố định, một phần chuyển vào giá trị sản phẩm mới. Vốn cố định chỉ chuyển dần giá trị vào sản phẩm mới thông qua khấu hao mà không chuyển toàn bộ cho đến khi tài sản cố định không còn giá trị thì vốn cố định cũng được chuyển hết vào sản phẩm.

Vốn cố định là gì? Cùng tìm hiểu về vốn cố định

Vốn cố định khác vốn lưu động như thế nào?

Tổng của vốn cố định và vốn lưu động là vốn đầu tư sản xuất. Đây là nguồn vốn ứng trước của doanh nghiệp để gia tăng quy mô sản xuất, được biểu hiện dưới dạng tài sản. 

Như tên gọi, vốn cố định là vốn dài hạn, được luân chuyển qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh trong khi vốn lưu động là vốn ngắn hạn, chỉ sử dụng trong một kỳ sản xuất kinh doanh. Vốn cố định khấu hao dần giá trị còn vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị trong một lần.

Vốn lưu động thể hiện tài sản ngắn hạn, bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, khoản phải thu, hàng hóa….

Tham khảo thêm: Các loại nguồn vốn của doanh nghiệp

Tóm lại, vốn cố định là một loại vốn đầu tư khá quan trọng và có tính ổn định trong hoạt động của doanh nghiệp. Bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin xoay quanh vốn cố định, mong rằng đã giúp các bạn phần nào.

>> Xem thêm:

5/5 (2 bình chọn)